Trang chủ Diễn đàn dân chủ NXB Kiến Tạo – Bình mới, rượu cũ

NXB Kiến Tạo – Bình mới, rượu cũ

186
0

Suốt trong mấy ngày cuối tháng 12/2019 vừa đây, ” trí thức phản biện” Phạm Nguyên Trường liên tục đăng tin bán cuốn “Đường về nô lệ” trên trang Facebook cá nhân của ông. Cho những ai chưa biết, thì “Đường về nô lệ” của F. A. Hayek từng được Chu Hảo cho xuất bản tại NXB Tri Thức, song sau đó đã bị đưa vào danh sách sách cấm và bị ngừng xuất bản. Cuốn sách “hot” này đến nay lại được một nhà xuất bản mới lạ với cái tên Nhà xuất bản Kiến Tạo tái bản lại, với bản dịch của chính Phạm Nguyên Trường.

NXB Kiến Tạo – Bình mới, rượu cũ

Vậy, Nhà xuất bản Kiến Tạo này từ đâu mà ra?

Đầu tiên, hãy lần từ manh mối là dịch giả Phạm Nguyên Trường. Ai thích đọc sách tri thức thì đều biết tiếng tăm của dịch giả này. Ông là dịch giả chủ chốt của NXB Tri Thức và NXB Giấy Vụn, nổi tiếng với những bản dịch 1984, Luật pháp,… Dù bản dịch của ông có nhiều lỗi sai, nhưng nhờ ngôn ngữ uyển chuyển, dễ đọc, lại nhờ việc ông thường làm sách “khó”, nên cũng ít bị cư dân mạng “bóc phốt” dịch hơn những người khác.

Điều lạ lùng ở Phạm Nguyên Trường là ông lại góp mặt ở cả hai NXB chính thống và phi chính thống nhất tại Việt Nam: NXB Tri Thức của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Chu Hảo; và NXB Giấy Vụn hoạt động xuất trái phép, dưới sự lãnh đạo của “cặp đôi song sát” Bùi Chát, Lý Đợi. Đến nay, khi đột nhiên NXB Giấy Vụn dừng hoạt động, thì NXB Kiến Tạo lại xuất hiện, cũng với dịch giả chủ chốt là Phạm Nguyên Trường, cũng hoạt động và xuất bản trái phép, và đặc biệt là cũng xuất bản cùng những loại sách mà NXB Giấy Vụn trước đây in lậu, làm chui.

Vậy là, xét trên chính thành phần tham gia vào đường dây xuất bản chui, cộng thêm sự giống nhau ở các dòng sách bán, có thể thấy NXB Kiến Tạo có tiền thân từ NXB Giấy Vụn – một nhóm in sách trái phép cũng do Bùi Chát kết hợp với Lý Đợi in, dưới sự hỗ trợ tài chính của ông trùm dân chủ Nguyễn Quang A. Các cuốn sách của NXB Giấy Vụn từng in đều là cách cuốn sách võ đoán, thiếu căn cứ khoa học, mà tiêu biểu có thể kể đến “Tổ Quốc ăn năn” của Nguyễn Gia Kiểng, “Tinh thần Dân chủ” của Tạp chí Dân chủ (thuộc NED),…

Việc xuất bản các cuốn sách không qua kiểm duyệt này đến nay lại tiếp tục ở NXB Kiến Tạo, với sự tham gia là nhân sự quen thuộc: Phạm Nguyên Trường. Điều này cũng chính là, so với NXB Giấy Vụn, thì NXB Kiến Tạo chỉ khác ở … cái logo!

Có một điểm đáng chú ý là, NXB Kiến Tạo rất được các “bô lão trí thức” quan tâm, không chỉ là Phạm Nguyên Trường, mà còn có Chu Hảo, Hoàng Hưng. Đây cũng là những gương mặt cực kỳ quen thuộc trong nhóm ly khai Văn Việt. Điều này cho thấy một nguy cơ: Giới trí thức phản biện lão làng Văn Việt đang có âm mưu độc quyền xuất bản các cuốn sách trái chiều tại thị trường sách Việt Nam. Những cuốn sách này từng tiếp cận độc giả ở ngạch chính thống (NXB Tri Thức của ông Chu Hảo) nhưng chưa thành công, nên đến nay lại tiếp tục lấn sân sang ngạch phi chính thống, in chui, không có giấy phép, vi phạm luật xuất bản.

Hiện nay, có hai nhà xuất bản đang hoạt động trái phép là NXB Tự Do và NXB Kiến Tạo. Trái với NXB Tự Do của nữ chúa dân chủ Phạm Đoan Trang, người mua sách và người bán sách của NXB Kiến Tạo không phải trốn chui trốn lủi, dùng bí danh, càng không bị rơi vào tình trạng bị công an hỏi han. Điều này cho thấy “quyền lực” của những bô lão phản biện như Phạm Nguyên Trường, cũng cho thấy một thực tế là NXB Kiến Tạo đang dần “chiếm sóng” NXB Tự Do, và có thể, sẽ thay thế NXB Tự Do để độc quyền thị trường xuất bản sách trái phép, nếu có cơ hội.

NXB Kiến Tạo – Bình mới, rượu cũ

Vậy là, với một cái “bình mới” là NXB Kiến Tạo (đến cái tên nghe cũng vô cùng trung lập), “rượu cũ” như Phạm Nguyên Trường, Bùi Chát đang dần dần thâu tóm thị trường sách, và thậm chí còn không ngần ngại việc in lậu, xuất bản trái với quy định pháp luật. Các cuốn sách của NXB Kiến Tạo dù sách chỉ như sách photocopy và đóng gáy kiểu thủ công, với chất lượng giấy thấp, nhưng lại được in bìa cứng và rao bán với giá cắt cổ. Đây chẳng qua cũng chỉ là một chiêu trò để “mạ vàng” cho sách, làm cho sách có vẻ giá trị và giống sách thật hơn. Thực tế này, chỉ cần nhìn ảnh là rõ.

Đến đây, có lẽ không cần nói thêm về nguồn gốc của NXB Kiến Tạo nữa, bởi cuối cùng thì đó cũng chỉ là một Giấy Vụn thứ hai, với những gương mặt quen thuộc khoác lên mình bộ quần áo mới.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây