Việc làm Chủ tịch ngay trong tháng 1-2020, khi chỉ có sáu tháng để chuẩn bị, là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên Việt Nam luôn chủ động sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ cao quý và đầy trách nhiệm này. Bởi Việt Nam đã có kinh nghiệm từ hàng loạt các hội nghị, diễn đàn lớn trong khu vực và thế giới. Năm 2019, Việt Nam thành công tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2, năm 2018 là Diễn đàn kinh tế về Asean, năm 2017 Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương Apec…
Một đất nước hòa bình và ổn định chính là môi trường thuận lợi nhất cho những sự kiện này! Không những vậy để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc còn do những nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Minh chứng tiêu biểu và thuyết phục nhất là vào ngày 07/06/2019 Việt Nam đã trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2020 -2021 với số phiếu bầu cao kỷ lục (192/193). Điều đó thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với tiến trình hội nhập, cũng như những đóng góp của Việt Nam duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế. Đó cũng là sự nhìn nhận và tôn trọng những thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới như hoàn thiện nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, các nhóm dân cư và về hội nhập quốc tế.
Đất nước Việt Nam đang vững bước phát triển đi lên với một tư thế mới, tư thế của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình. Với một vị thế mới, vị thế của một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định, đang trên đà phát triển. Và chủ động tích cực có trách nhiệm trong các sân chơi khu vực và toàn cầu. Đó là thực tế là sự thật mà mọi người dân Việt Nam đều phấn khởi tự hào được bạn bè quốc tế tin tưởng nể trọng.
Thế nhưng các thế lực thù địch phản động lại luôn có cái nhìn méo mó sai lệch về tình hình trong nước. Chúng không ngừng công kích vào đường lối phát triển của đất nước, liên tục tung đăng lên các phương tiện truyền thông đặc biệt là mạng xã hội những thông tin xuyên tạc bịa đặt quan điểm chính sách đối ngoại của nhà nước, gây nghị kị về Việt Nam. Chúng tìm mọi cách hạ thấp vị thế Việt Nam trên trường quốc tế nhằm hạn chế sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam vào vị trí Ủy ban không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Thậm chí, chúng còn yêu cầu các nước tham dự vào công việc nội bộ của Việt Nam thông qua chiêu trò nhân quyền.
Tuy nhiên, theo Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc; là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế; có ảnh hưởng ngày càng lớn và sâu rộng đối với nhiều lĩnh vực an ninh phi truyền thống khác của đời sống quốc tế như: biến đổi khí hậu, nước, nhân đạo, nhân quyền… Vậy thử hỏi nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền như thế thử hỏi rằng có được Hội đồng bảo an tin tưởng giao cho trọng trách Chủ tịch và Ủy viên không thường trực như thế?
Cần phải nhớ rằng Việt Nam lần đầu tiên được Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền. Và không phải ngẫu nhiên mà năm 2016, tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội ở Anh công bố Việt Nam đứng thứ 5 cao nhất châu Á trong chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI).
Hơn nữa, trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác A-pác-thai;…
Lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo và xã hội là những điều mà các đối tượng mưu đồ chính trị trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng để công kích xuyên tạc về tình hình đất nước. Tuy nhiên với vị thế Việt Nam đạt được trên trường quốc tế như hiện nay như là một lời đanh thép đập tan mọi luận điệu sai trái ấy.
Thu An
Nguồn: Cánh cò