Như thông tin báo Tuổi trẻ cho biết, ngay sau vụ việc người đàn ông đánh bé 12 tuổi chấn thương sọ não đã có khá nhiều cơ quan lên tiếng, yêu cầu phải sớm điều tra, khởi tố vụ việc theo luật định.
Trong đó, ngày 16/12 mới đây “Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khởi tố vụ án bé trai 12 tuổi bị người đàn ông hàng xóm ở Khu đô thị cao cấp Ciputra (Hà Nội) hành hung đến chấn động não”
Theo báo Tuổi trẻ cho biết, trong công văn được nói đến “Theo công văn do bà Ninh Thị Hồng – phó chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam – ký, cơ quan này nhận được thông tin phản ánh từ các cơ quan báo chí về vụ việc cháu Nguyễn Nhật A. (12 tuổi, ở khu đô thị Ciputra, quận Bắc Từ Liêm) khi đang chơi thể thao cùng con trai ông Trần Đức Hà (49 tuổi, ở cùng khu đô thị) thì bị ông Hà hành hung gây thương tích nặng.
Sau khi nghiên cứu thông tin vụ việc, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhận thấy ông Hà có hành vi “cố ý gây thương tích với người dưới 16 tuổi”, gây hậu quả nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của cháu Nhật A..
Hành vi của ông Hà là hành vi có chủ đích, mặc dù đã có sự ngăn cản từ bảo vệ khu vui chơi và sự cầu xin của cháu Nhật A. nhưng ông Hà không dừng lại mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi. Hành vi của ông Hà và những phát ngôn của ông Hà khiến dư luận xã hội bức xúc vì Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hà Nội là 1 trong 17 tỉnh mà Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em năm 2019.
Theo Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, vụ việc phát sinh do nguyên nhân tranh chấp nhỏ từ con trẻ nhưng ông Hà đã sử dụng vũ lực và đe dọa tiếp tục sử dụng vũ lực để uy hiếp Nhật A. làm theo yêu cầu của mình như: đe dọa đánh Nhật A. chết, đe dọa tống Nhật A. vào tù”.
Cùng với những tiếng nói của các cơ quan chức năng được giao quyền và đương nhiên thì còn có tiếng nói của không ít cá nhân được cho là quan tâm tới vụ việc. Trong đó qua theo dõi thì còn có khá đông các nhà dân chủ rừng rú… lên tiếng vụ này…
Nhiều cáo buộc và một số vấn đề liên quan như nghi vấn “công an ăn tiền”, nào là “đã có người chống lưng cho ông Hà”, nào là “chìm xuồng”… đã được dựng lên như thể việc chậm điều tra tiến tới khởi tố vụ việc là xuất phát từ ý chí chủ quan của giới thực thi pháp luật tại Thủ đô. Câu hỏi “sao phải để chủ tịch thành phố lên tiếng”… cũng được đặt ra như thể để nói rằng, nếu không có sự lên tiếng đó thì Công an Hà Nội sẽ không đếm xỉa đến vụ việc chứ đừng nói tới việc khởi tố….
Nói tóm lại, bầy kền kền đã đặc biệt quan tâm tới sự việc và triệt để khai thác những vấn đề được nêu ra để chọc ngoáy, công kích giới thực thi pháp luật tại thủ đô….
Nhưng cái điều mà có lẽ những người hiểu chuyện cần thì họ lại không đáp ứng được. Họ tự cho mình cái quyền phán xét, yêu cầu phải khởi tố đối tượng trong vụ việc, trong khi để khởi tố được một bị can không phải muốn là được; đó là chưa nói, để thực thi pháp luật một cách đúng đắn, không sai lệch thì cần có chuyên môn, trong 1 số trường hợp khó thì cần sự nhạy cảm, kinh nghiệm mới không bỏ lọt tội phạm cũng như không để xảy ra oan sai… Thế nên mới có những câu chuyện được nói như ở trên…
Sự việc sẽ không biết sẽ đi về đâu nếu những vấn đề đó mãi không có người trả lời. Thật may là trong bão của vấn đề thì công an Quận Bắc Từ Liêm đã lên tiếng và họ đã trả lời cho câu hỏi “Vì sao chưa khởi tố người đàn ông đánh bé 12 tuổi chấn thương sọ não?”.
Trung tá Nguyễn Bình Ngọc, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh: Trọng Phú)
Theo đó, Lý giải Công an quận Bắc Từ Liêm vẫn đang điều tra vụ người đàn ông đánh cháu bé 12 tuổi và hiện chưa tiến hành khởi tố, trung tá Nguyễn Bình Ngọc (Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm) cho biết “Vụ cháu bé bị đánh có liên quan đến tài liệu của nhiều cơ quan khác nhau, phụ thuộc vào kết quả làm việc các cơ quan chức năng có liên quan, nên chưa khởi tố được. Có khởi tố được hay không còn phụ thuộc vào tài liệu của nhiều cơ quan chức năng khác nữa”.
Và trong bối cảnh chuyện oan sai đang được dư luận đặc biệt quan tâm và cũng là mối quan tâm đối với hệ thống cơ quan điều tra thì sự thận trọng được thông tin là cần thiết. Chỉ trách đám kền kền đang cố tình hoặc không hiểu vấn đề, hoặc đang cố tình làm cho sự việc trở nên thái quá đi trong khi những điều họ được tiếp cận chỉ là những thông tin ban đầu, lời tố cáo của nạn nhân…
Trong trường hợp này, cái câu “ở trong chăn mới biết chăn có rận” tuy không đúng về mặt ngữ nghĩa nhưng nó đang ít nhiều phản ánh rất đúng cái thực tế sự việc. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai đang tự cho mình cái quyền phán xét, định đoạt sự việc trong khi đấy là việc chuyên môn hoặc là sở trường của người khác…
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới