Ủy ban bảo vệ các nhà báo (viết tắt là CPJ) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực báo chí với mục tiêu cao cả là bảo vệ quyền của các nhà báo. Tuy nhiên chính tổ chức này lại lợi dụng hoạt động báo chí để cổ vũ cho tội phạm, ủng hộ những kẻ lợi dụng danh nghĩa báo chí vi phạm pháp luật ở các quốc gia.
Ngày 11/12/2019, CPJ ra bản thông cáo báo chí vu khống nhiều quốc gia về việc bắt giam và kết án tù nhiều nhà báo. Theo bản báo cáo đó, CPJ đã khẳng định: “Việt Nam bỏ tù 12 nhà báo trong năm 2019 và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ”. Những kẻ mà CPJ cho rằng là nhà báo bị bỏ tù là Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất hay Nguyễn Văn Hóa, điều này thể hiện sự ngu dốt của CPJ trong lĩnh vực báo chí.
Những kẻ mà CPJ thống kê trong con số 12 nhà báo kia là các đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Chúng đều là những cá nhân không có thẻ nhà báo, hoạt động dưới dạng lợi dụng danh nghĩa dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, tuyên truyền thông tin sai lệch, đăng tải thông tin độc hại lên các trang mạng xã hội nhằm xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bản chất của Ủy ban bảo vệ các nhà báo là cổ vũ những đối tượng lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để phá hoại sự ổn định, phát triển của các quốc gia khác. Trong nhiều năm qua, CPJ thường đưa ra những bản báo cáo có nội dung sai lệch, vu không các quốc gia vi phạm quyền tự do ngôn luận bằng những lời lẽ, thông tin sai lệch do chính tổ chức này bịa đặt ra.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nền báo chí Việt Nam phát triển vượt bậc với nhiều hãng thông tấn, báo chí lớn trong cả nước. Đồng thời, Nhà nước ta kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc những đối tượng xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận của cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, 12 đối tượng mà CPJ nêu ra không phải nhà báo và xứng đáng phải ngồi tù.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam