Trang chủ Luận bàn - Phản biện Myanmar độc tài và cái bánh vẽ dân chủ

Myanmar độc tài và cái bánh vẽ dân chủ

205
0

Chép về tử Fbker Dong Rang Nguyen

Myanmar độc tài và cái bánh vẽ dân chủ

Cách đây không lâu đám dân chủ xôi thịt trong nước thường dùng biểu tượng Myanmar của bà Suu Kyi và người được giải hoà bình quốc tế Nobel, như là một tấm gương cho phong trào gọi là đấu tranh dân chủ trong nước. Đám xôi thịt đứng đầu là Nguyễn Quang A đứng ra kêu gọi yêu cầu đảng nhà nước Việt Nam hãy lấy gương chuyển đội chế độ, từ độc tài quân sự sang đa đảng và chuyển giao cho đảng của bà Suu Kyi lãnh đạo và bàn giao từ chính phủ quân sự sang dân sự.

Vậy thì sau khi chuyển giao thay đổi Myanmar có dân chủ thực sự không. Ngày 30 tháng 3 năm 2016, ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi chính thức trở thành tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, chấm dứt gần 50 năm đất nước Myanmar nằm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự.

Năm 2016-2017 đã xẩy ra đàn áp người Rohingya tại Myanmar là các cuộc đàn áp bằng quân sự, đang diễn ra bởi lực lượng vũ trang và cảnh sát của Myanmar, đến người dân Rohingya theo Hồi giáo ở bang Rakhine trong khu vực tây bắc của quốc gia này. Gambia đã nộp đơn kiện Myanmar lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11.

Đến 11-12 toà ICJ đã đưa Myanmar ra toà án để xét xử tội phân biệt chủng tộc và diệt chủng. Cây đinh của vụ kiện là bà Aung San Suu Kyi. Qua những lời lẽ biện hộ của bà trước Tòa, như để khẳng định trước dân Myanmar rằng bà là một người “yêu nước”. Việc này làm cho người ta có đủ bằng chứng để truy tố bà Suu Kyi ra tòa hình sự quốc tế về các tội đồng lõa phạm tội ác diệt chủng, không tố cáo tội ác diệt chủng.

Biện pháp chế tài một quốc gia về một tội ác diệt chủng khó có thể thi hành. Nhưng việc chế tài những cá nhân có “bàn tay nhuốm máu”, hay đồng lõa với tội ác, thì có thể xẩy ra. những cáo buộc diệt chủng của Tòa CIJ hoàn toàn có cơ sở nhất là sau vụ 2 nhà báo Miến Điện là U Wa Lone, 32 tuổi, và U Kyaw Soe Oo, 28 tuổi làm việc cho Reuters bị tòa án Miến tuyên phạt 7 năm tù vì đưa tin một cuộc thảm sát người Rohingya của quân đội Myanmar đã đánh động thế giới về thực trạng diệt chủng đang xảy ra một cách hệ thống tại Myanmar.

Theo UN ước tính có khoảng 90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo động. Khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy, 1.336 ngôi nhà thuộc người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine. Quân đội Myanmar và cảnh sát bị cáo buộc đóng vai trò hàng đầu trong việc nhắm mục tiêu vào người Rohingya. Một số tổ chức của các nhà sư Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh dân chủ của Miến Điện đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự hỗ trợ nhân đạo nào cho cộng đồng người Rohingya.

Theo điều tra của tờ The Japan Times, bắt đầu vào năm 2011, bạo lực xảy ra khi 280 người Rohingya thiệt mạng và 140.000 người buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ ở bang Rakhine. Một phái viên của Liên Hiệp Quốc đưa tin vào tháng 3 năm 2013 rằng tình trạng bất ổn đã tái xuất hiện giữa cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo của Myanmar tức là nó đã âm ỉ trước khi bà Aung San Suu Kyi được dân chúng bầu lên vào năm 2015.

Hiện thời những người đã từng lãnh giải Nobel hòa bình, như bà Suu Kyi, đã viết thư yêu cầu Ủy ban giải Nobel lấy lại giải thưởng đã trao cho bà Suu Kyi. Lời lẽ lá thư còn nhiều tình tiết buộc tội. Những danh sĩ khôi nguyên Nobel hòa bình trong lá thư đã lên án bà Suu Kyi “chống lại hòa bình”, qua các hành vi phân biệt chủng tộc, tước quyền quốc tịch, tước quyền sở hữu đất đai… của dân Rohingya. Bà Suu Kyi đồng lõa với tội ác vì đã bao che, phủ nhận những chứng cớ tội ác rành rành.

Phiên tòa này có rất nhiều điều để những nhà tranh đấu cho nhân quyền dân chủ xôi thịt Việt Nam vỡ mộng thất vọng. Những gì sẽ xảy ra cho bà Aung San Suu Kyi cũng có thể xảy ra tương tự cho phe “dân chủ” ở Việt Nam. Trên trường quốc tế, “thần tượng” Aung San Suu Kyi xem như đã chết. Không biết giờ đây đám dân chủ xôi thịt trong nước còn dám lấy Myanmar, và bà San Suu Kyi ra làm biểu tượng để kêu gào Việt Nam phải noi theo nữa không, rõ ràng sau khi đảng của bà Suu Kyi lên cầm quyền thực chất chỉ là bình mới nhưng rượu cũ vẫn là độc tài phân biệt chủng tộc và diệt chủng.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây