Ngày 12/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế
Đây là quyết định của Thủ tướng giúp hoàn thiện Tổ tư vấn kinh tế mà vị trí tổ trưởng đã bị bỏ trống suốt 8 tháng qua, sau khi ông Vũ Viết Ngoạn nghỉ hưu theo chế độ. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm ông Kiên vào chức Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế là bước đi chuẩn bị để phát triển nền kinh tế vào năm sau. Mặc dù năm 2019 nền kinh tế đất nước đã có những thành công nhất định, nhưng sự kiện toàn là không thể thiếu, nó giúp cho người đứng đầu Chính phủ có những quyết sách đúng đắn hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Được biết danh sách Tổ tư vấn, đều là những chuyên gia tên tuổi, tập hợp trí tuệ các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế như TS. Trần Đình Cung (Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), PGS. TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam), ông Bùi Quang Vinh (nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư)… Hay như TS. Trần Du Lịch (nguyên Viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM) được đông đảo cử tri, báo chí nhận xét là người có kiến thức về kinh tế, pháp luật sâu rộng. Với phong cách thẳng thắn ông đã nhìn nhận nói ra nhiều vấn đề bức xúc, nóng bỏng của xã hội. Bên cạnh các chuyên gia trong nước, người đứng đầu Chính phủ còn mời một số nhà khoa học người Việt hiện đang công tác tại nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một buổi họp Tổ tư vấn kinh tế
Khi nền kinh tế đất nước đang hội nhập, thì việc mời những chuyên gia được đào tạo kiến thức từ các nước lớn trên thế giới là đều vô cùng cần thiết cho sự phát triển của nước nhà. Không những thế, họ còn giúp Thủ tướng lắng nghe thêm được nhiều ý kiến của những người Việt khác đang sống ở nước ngoài. Việc chọn những nhà khoa học ở trên vào Tổ tư vấn kinh tế hay là bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên giữ chức Tổ trưởng, có thể thấy, Thủ tướng rất biết cách khai thác, tập trung, phát triển tốt nguồn lực của đất nước. Đối với ông, càng khó khăn thì càng phải đoàn kết, quy tụ, phát huy sức sáng tạo, trí tuệ, kinh nghiệm của những người con đất Việt ở khắp mọi nơi cùng chung tay xây dựng tổ quốc.
Với việc kiện toàn Tổ tư vấn kinh tế, có thể thấy, người đứng đầu Chính phủ sẽ tiếp tục hướng đến là tinh thần cầu thị, lắng nghe tiếng nói, ý kiến phản biện của tất cả mọi người, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Vì đây là lực lượng nòng cốt, đi tiên phong trong tư duy, sáng tạo, có nhiều kiến thức, chuyên môn sâu rộng.
Hi vọng với nỗ lực và quyết tâm của Thủ tướng, thì ông Nguyễn Đức Kiên và các “quân sư” sẽ tìm ra các giải pháp có tính gốc rễ, đề xuất loại bỏ những rào cản, điều chỉnh chiến lược mới phù hợp với xu hướng, bối cảnh trong nước và thế giới, giúp nền kinh tế đất nước phát triển.
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh tháng 8-1960; quê huyện Yên Khánh , Ninh Bình; trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị; trình độ chuyên môn: Tiến sĩ kinh tế; đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII, XIV.
Ngoài chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông còn là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Mexico. Ông hiện thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, chuyên trách ở Trung ương.
Thế Khoa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế
Đây là quyết định của Thủ tướng giúp hoàn thiện Tổ tư vấn kinh tế mà vị trí tổ trưởng đã bị bỏ trống suốt 8 tháng qua, sau khi ông Vũ Viết Ngoạn nghỉ hưu theo chế độ. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm ông Kiên vào chức Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế là bước đi chuẩn bị để phát triển nền kinh tế vào năm sau. Mặc dù năm 2019 nền kinh tế đất nước đã có những thành công nhất định, nhưng sự kiện toàn là không thể thiếu, nó giúp cho người đứng đầu Chính phủ có những quyết sách đúng đắn hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Được biết danh sách Tổ tư vấn, đều là những chuyên gia tên tuổi, tập hợp trí tuệ các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế như TS. Trần Đình Cung (Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), PGS. TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam), ông Bùi Quang Vinh (nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư)… Hay như TS. Trần Du Lịch (nguyên Viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM) được đông đảo cử tri, báo chí nhận xét là người có kiến thức về kinh tế, pháp luật sâu rộng. Với phong cách thẳng thắn ông đã nhìn nhận nói ra nhiều vấn đề bức xúc, nóng bỏng của xã hội. Bên cạnh các chuyên gia trong nước, người đứng đầu Chính phủ còn mời một số nhà khoa học người Việt hiện đang công tác tại nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một buổi họp Tổ tư vấn kinh tế
Khi nền kinh tế đất nước đang hội nhập, thì việc mời những chuyên gia được đào tạo kiến thức từ các nước lớn trên thế giới là đều vô cùng cần thiết cho sự phát triển của nước nhà. Không những thế, họ còn giúp Thủ tướng lắng nghe thêm được nhiều ý kiến của những người Việt khác đang sống ở nước ngoài. Việc chọn những nhà khoa học ở trên vào Tổ tư vấn kinh tế hay là bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên giữ chức Tổ trưởng, có thể thấy, Thủ tướng rất biết cách khai thác, tập trung, phát triển tốt nguồn lực của đất nước. Đối với ông, càng khó khăn thì càng phải đoàn kết, quy tụ, phát huy sức sáng tạo, trí tuệ, kinh nghiệm của những người con đất Việt ở khắp mọi nơi cùng chung tay xây dựng tổ quốc.
Với việc kiện toàn Tổ tư vấn kinh tế, có thể thấy, người đứng đầu Chính phủ sẽ tiếp tục hướng đến là tinh thần cầu thị, lắng nghe tiếng nói, ý kiến phản biện của tất cả mọi người, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Vì đây là lực lượng nòng cốt, đi tiên phong trong tư duy, sáng tạo, có nhiều kiến thức, chuyên môn sâu rộng.
Hi vọng với nỗ lực và quyết tâm của Thủ tướng, thì ông Nguyễn Đức Kiên và các “quân sư” sẽ tìm ra các giải pháp có tính gốc rễ, đề xuất loại bỏ những rào cản, điều chỉnh chiến lược mới phù hợp với xu hướng, bối cảnh trong nước và thế giới, giúp nền kinh tế đất nước phát triển.
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh tháng 8-1960; quê huyện Yên Khánh , Ninh Bình; trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị; trình độ chuyên môn: Tiến sĩ kinh tế; đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII, XIV.
Ngoài chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông còn là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Mexico. Ông hiện thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, chuyên trách ở Trung ương.
Thế Khoa
Nguồn: Ngọn cờ