Ngày 6/12/2019 trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND TP Hà Nội, trả lời cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “Hôm nay, các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ (Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản, viết tắt là JEBO) xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép thành phố mà thông qua công ty Thoát nước Hà Nội làm ngay tại sông Tô Lịch”…Tiếp đó, vào ngày 7/12, JEBO phát đi thông cáo báo chí và cho biết: “JEBO thấy buồn vì ngài Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin sai sự thật về việc JEBO tiến hành thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép Thành phố”. Ngay lập tức, các trang chống phá Việt Nam có “tên tuổi” như BBC, RFA, RFI và nhiều trang tin điện tử khác như “ vớ được vàng” tung ra hàng loạt bài viết công kích nhằm vào Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tạo lên làn sóng quy chụp cho ông vô số cái tội như “Lợi ích nhóm”, “ăn tiền” “vì tiền, không vì dân”…bất chấp tính đúng – sai của thông tin giữa hai bên!
Trong số đó, đáng chú ý có phóng viên Hải Châu Báo điện tử Infonet (Cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông) chửi trí tuệ của Chủ tịch Hà Nội chẳng khác gì nước sông Tô Lịch. Sau khi công ty JEBO xin lỗi ông Chung và thừa nhận sai lầm của mình thì vị phóng viên này cũng chỉ đăng dòng ngắn gọn “xin lỗi” và xin rút lại lời sỉ nhục ông Chung. Dân mạng cho rằng, là phóng viên, cho dù có quyền phản biện bằng lý lẻ, lập luận, chứng cứ, thực tế làm cơ sở, nhưng hành động “xúc xiểm mạ lị” của ông phóng viên này, chỉ mỗi lời xin lỗi không khác gì “kiểu phủi trách nhiệm,… quá coi thường nghề nghiệp, thiên chức báo chí mà xã hội đang kỳ vọng”
Vụ việc này một lần nữa là lời cảnh báo cho truyền thông và dân mạng tỉnh táo trước mọi thông tin đa chiều trên không gian mạng. Hành động của phóng viên Hải Châu và làn sóng truyền thông chỉ tin một chiều, không có khả năng thẩm định thông tin nhưng lại dễ dàng chạy theo “sóng” công kích, mạ lị ông Chung, nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng niềm tin của dân chúng nhằm vào lãnh đạo Hà Nội là khó tránh khỏi. Lúc đó thiệt hại và hậu quả không gì đong đếm nổi.
Do vậy, đã đến lúc rất cần “kiểm soát” ngôn từ trên mạng của “cư dân mạng”, nhất là những người có uy tín, ảnh hưởng xã hội hay những người làm truyền thông chuyên nghiệp như phóng viên Hải Châu. Nếu pháp luật không nghiêm minh, thì chắc chắn những vụ việc tương tự trong tương lai còn xảy ra nhiều, nếu như phía công ty JEBO không “sớm” nhận ra sai lầm của mình và xin lỗi thì ông Chung có cả bộ máy chính quyền và truyền thông thì cũng khó lòng thanh minh được khi dư luận chỉ chăm chăm bênh vực “người yếu thế”, tự cho mình cái quyền tấn công, xúc phạm, chửi rủa, mạt sát, nghi ngờ “người có thế” kiểu này.
Nguồn: Loa phường