Trang chủ Luận bàn - Phản biện CPJ lại tiếp tục thông tin sai trái

CPJ lại tiếp tục thông tin sai trái

221
0

CPJ lại tiếp tục thông tin sai trái

Điểm nổi bật trong báo cáo công bố hôm 11/12 mới đây của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) là họ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách “một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ”. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên tổ chức phi lợi nhuận độc lập, có trụ sở ở thành phố New York hoạt động với mục đích nhằm thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo này có những hành vi công kích, can thiệp vào quá trình vận hành, quản lý đối với báo chí tại Việt Nam.

Cứ nhìn vào thực tế ở Việt Nam hiện nay là thấy rõ CPJ đã cố tình xuyên tạc sự thật như thế nào. Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản luật liên quan như như Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm 2018)…

Trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện, với đủ các loại hình, từ báo in, báo hình, báo nói đến báo điện tử. Với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 67 đài phát thanh – truyền hình, 5 đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số 278 kênh, hệ thống báo chí Việt Nam bảo đảm yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời đến người dân.

Ngoài hệ thống báo chí trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài thuộc nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới. 20 cơ quan báo chí nước ngoài hiện có phóng viên thường trú tại Việt Nam… Đáng chú ý, hiện nay Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới. Hơn nữa, mạng xã hội còn được Nhà nước Việt Nam đánh giá là một điều kiện cho sự phát triển của đất nước.

Vấn đề quan trọng khác, phải nói rõ rằng, CPJ thường xuyên cố tình “đánh lận” giữa nhà báo với các blogger, rồi vu vạ rằng Việt Nam đàn áp, bỏ tù các nhà báo. Thực chất, tại Việt Nam, việc người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải mái mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm gì. Cũng như các quốc gia khác, việc các blogger chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc gia mình về những gì đăng tải trên mạng xã hội là đương nhiên. Và khi vi phạm, việc bị xử lý là hết sức thường tình. Thế nhưng, CPJ thường xuyên “đánh lận” giữa blogger và nhà báo, để rồi đặt điều sai trái trong những báo cáo của mình về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Đó là việc làm không khách quan, chứa đựng cái nhìn ác ý, hằn học, dã tâm kích động, chống phá…

Và rõ ràng, những việc làm sai trái mang tính chủ đích, kéo dài của CPJ cần bị lên án và ngăn chặn./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây