Trong ba ngày 2, 3 và 4 tháng 12 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã khẩn trương họp bàn và thảo luận việc đặt bút phê chuẩn hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) được ký kết tại Hà Nội cuối tháng 6 năm nay. Ba cơ cấu quan trọng của Quốc hội Châu Âu đã họp bàn. Gồm có Uỷ ban Thương mại Quốc tế (INTA), và Phân ban Nhân quyền Quốc hội (DROI) họp suốt hai ngày 2 và 3 tháng 12, và Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội họp ngày 4 tháng 12. Cạnh ba cơ cấu này, hai tổ chức phi chính phủ là Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Năm Châu (CSW) tổ chức Hội nghị “Nhân quyền & Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam” cũng trong khuôn viên Quốc hội. Một Hội nghị khép kín dành riêng cho các vị Dân biểu và quan chức Liên Âu để trình bày quan điểm của xã hội dân sự đối với Hiệp ước.
Bà Maria Arena (X), Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội
Phát biểu tại hội nghị, Bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội nói: “Nhân danh Chủ tịch Phân ban Nhân quyền, tôi có bổn phận chia sẻ các thông tin gửi đến tôi về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt về tình trạng những người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cần thông báo để quý vị biết rằng ông Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 21 tháng 11 vừa qua. Đài Quan sát Nhân quyền đã tung lời kêu gọi khẩn – nhất là lời kêu gọi này được báo New York Times chuyển đi. Hôm 10 tháng 11 ông Dũng gửi một Kiến nghị đến các thành viên Quốc hội Châu Âu, yêu cầu “hoãn “ phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch với Việt Nam khi chính quyền Việt Nam chưa có những cải thiện nhân quyền quan trọng.” Đây là điều hết sức lố bịch, cho thấy rằng bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội không hiểu gì về thực trạng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Chúng ta đều biết rằng ngày 21/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Chí Dũng (53 tuổi, quê Đồng Tháp) về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, điều 117 BLHS 2015 đã quy định:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:
a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.
Theo cơ quan an ninh điều tra, trong thời gian qua, Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố. Nhà chức trách cho rằng việc khởi tố để điều tra đối với Dũng là cần thiết. Quá trình khám xét, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã thu được nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng phục vụ công tác điều tra. Việc khởi tố để điều tra Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Đáng chú ý, năm 2012, Phạm Chí Dũng từng bị điều tra về hành vi tương tự cáo buộc lần này.
Có thể thấy rằng hành vi của Phạm Chí Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam, gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, việc Bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội kiến nghị đến các thành viên Quốc hội Châu Âu, yêu cầu “hoãn” phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch với Việt Nam khi chính quyền Việt Nam chưa có những cải thiện nhân quyền quan trọng là điều hết sức phi lý, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Nam – EU.
Nguồn: Người con Đất Mẹ