Những ngày qua, cái tên “Đinh Núp” đang làm nóng dư luận, nhất là trên các trang mạng xã hội, một số đài hải ngoại – tiếng nói của các tổ chức phản động, “nhà dân chủ” lại có dịp công kích, tô vẽ, xuyên tạc khi cho rằng “chúng ta tôn vinh nhà văn Nguyên Ngọc – một người đã thoái hoá, biến chất, rời khỏi Đảng”.
Phố mang tên “anh hùng Núp”
Câu chuyện HĐND thành phố Hà Nội hôm 04/12 đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên đường, trong đó có một con phố sẽ mang tên “Đinh Núp”, nguyên mẫu của nhân vật “anh hùng Núp” trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc.
Theo đó, phố Đinh Núp được đặt cho đoạn đường kéo dài từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh (tại ô đất A5 đến A7) đến ngã tư giao cắt phố Tú Mỡ tại điểm đối diện tòa chung cư CT4 Vimeco (quận Cầu Giấy). Con phố có chiều dài 1 km, rộng 20,5m và có hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống.
Đinh Núp (1914 – 1999) được mô tả là một anh hùng có công gầy dựng phong trào chống Pháp cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên bằng cách vận động người dân tộc thiểu số tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống Pháp và “làm tiêu hao nhiều lực lượng địch”.
Ông Núp còn có tên là Sar, người dân tộc Ba Na, quê ở làng Stơr, xã Tơ Nung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Sau chống Pháp, ông tham gia chống Mỹ ở Tây Nguyên, được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1955 và ra miền Nam chiến đấu vào năm 1963. Ông Núp cũng đã từng được phái sang thăm Cuba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro vào năm 1964.
Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch MTTQ tỉnh Gia Lai – KonTum (1976), ĐBQH khóa 6 (1976-1981), ủy viên UB Thường vụ QH khóa 6 (1976-1981). Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955, huy hiệu Hồ Chí Minh, huân chương Quân công hạng ba, huân chương Chiến công hạng nhất.
Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, đã được dựng thành phim. Hình tượng của ông được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Tên ông đã được đặt cho một số tuyến đường và một số trường học ở Phú Yên, Đắk Lắk, Đà Nẵng.
Hãy nhớ, quá khứ không chỉ là lịch sử mà còn là hành trang, là sức mạnh tinh thần, là dòng máu Lạc Hồng tạo nên nhân cách của mỗi người dân đất Việt. Nếu quên tổ tiên, quên công lao của thế hệ đi trước, quên những hy sinh cao cả vì độc lập, tự do của dân tộc thì không thể là người Việt Nam chân chính.
Vậy thì có gì mà các “nhà dân chủ” phải ầm ĩ?
Chúng đang “đánh lận con đen”!
Việc đặt tên đường ở Việt Nam có mục đích ghi nhớ lịch sử. Tất nhiên chính quyền có những tiêu chí về các nhân vật được đặt tên đường. Theo Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP ở Mục 2, điều 5 có viết: “Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.
Tức là, trường hợp thành phố Hà Nội đặt tên một con phố mang tên Đinh Núp những tưởng là hợp lý, hợp tình, hợp văn hóa, không có gì phải bàn cãi.
Ấy thế mà, các “nhà dân chủ” đang “đánh lận con đen” nhằm mang lại những suy nghĩ không đúng ở một bộ phận nhân dân. Vì nhân vật “anh hùng Núp” trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên được xem là “con đẻ” của nhà Nguyên Ngọc. Vì thế, chuyện Hà Nội đặt tên đường mang tên Đinh Núp là vinh danh “anh hùng Núp”.
Dừng lại ở đây, chúng ta phải rõ ràng hai vấn đề với hai thái cực khác nhau đó là: “Anh hùng Núp -biểu tượng của đất nước đứng lên một thời, và cho đến bây giờ nó vẫn mãi là bài học cho lớp lớp người Việt Nam học hỏi trong công tác đấu tranh gìn giữ độc lập, chủ quyền. Còn Nguyên Ngọc – một nhà văn từng có công sức không nhỏ với nền văn học nghệ thuật nước nhà, nhưng lại biến chất tha hóa thành kẻ chống đối, phản quốc.
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lạ gì với cái tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của nhà văn này.
Nhưng ít ai biết rằng, nhà văn này đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Hẳn, chúng ta chưa quên khi được giao nhiệm vụ làm Tổng biên tập Báo văn nghệ và Phó tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam Nguyên Ngọc đã o bế Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài cho đăng những chuyện ngắn, những tiểu luận chửi vung vít danh nhân và lịch sử Việt Nam.
Cho đến lúc Nguyễn Huy Thiệp bị bắt do vi phạm pháp luật Việt Nam khi viết lời thoại cho một bộ phim được dàn dựng và đạo diễn ở Pháp nội dung anh ta chửi bới tất cả Dân tộc Việt Nam và bị sửa đi sửa lại nhiều lần cho hợp với ý đồ xấu của họ, rồi Thiệp lén lút nhận một số tiền của kẻ đặt hàng.
Lúc này Nguyên Ngọc mới bị tổ chức phê phán và cách chức buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của ông mà trước đó ông mơ tưởng mình sẽ là người quyết định bước đi tới của sự nghiệp Văn học Việt Nam, thiên hạ sẽ nằm trong tay ông, rồi họ sẽ ngưỡng mộ ông, coi ông là lãnh tụ tinh thần của họ.
Từ đây, ông quay ngoắt lại chống phá Nhà nước Việt Nam qua các tham luận tại các hội thảo Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra nào là “Tất cả các phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự đặt hàng của Đảng”.
Thật vậy, Nguyên Ngọc đã trải qua hết sai lầm này đến sai lầm khác mà không hề tự vấn! Và “Văn đoàn độc lập” mà ông khởi xướng nơi tụ tập của những người bất mãn, chống phá đất nước. Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng một số người trong “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như: đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập…
Đáng nói thêm ở chỗ, đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập Văn Đoàn Độc lập không rõ từ ấy đến nay có thêm nhân vật nào ký tên thêm nữa không chỉ biết có một người đã chết (Bùi Ngọc Tấn) vài người vào tù, và có một số người rút tên khỏi hội của Nguyên Ngọc đó là: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Trần Kỳ Trung.
Lướt qua 61 gương mặt Nhà Văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng “vào tù vô khám” vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để viết bậy, vài người là chiêu hồi chạy trốn đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với dân tộc.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là: Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Và nhà văn Nguyên Ngọc đã không còn là chính mình, chính ông đã ném mình vào “vũng bùn” đen tối.
Còn Đinh Núp (anh hùng Núp) – hình tượng được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Vậy thì câu chuyện các địa phương lấy tên ông để đặt tên đường, con phố chẳng có gì mà phải ầm ỉ.
Sông Trà
Phố mang tên “anh hùng Núp”
Câu chuyện HĐND thành phố Hà Nội hôm 04/12 đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên đường, trong đó có một con phố sẽ mang tên “Đinh Núp”, nguyên mẫu của nhân vật “anh hùng Núp” trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc.
Theo đó, phố Đinh Núp được đặt cho đoạn đường kéo dài từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh (tại ô đất A5 đến A7) đến ngã tư giao cắt phố Tú Mỡ tại điểm đối diện tòa chung cư CT4 Vimeco (quận Cầu Giấy). Con phố có chiều dài 1 km, rộng 20,5m và có hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống.
Đinh Núp (1914 – 1999) được mô tả là một anh hùng có công gầy dựng phong trào chống Pháp cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên bằng cách vận động người dân tộc thiểu số tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống Pháp và “làm tiêu hao nhiều lực lượng địch”.
Ông Núp còn có tên là Sar, người dân tộc Ba Na, quê ở làng Stơr, xã Tơ Nung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Sau chống Pháp, ông tham gia chống Mỹ ở Tây Nguyên, được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1955 và ra miền Nam chiến đấu vào năm 1963. Ông Núp cũng đã từng được phái sang thăm Cuba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro vào năm 1964.
Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch MTTQ tỉnh Gia Lai – KonTum (1976), ĐBQH khóa 6 (1976-1981), ủy viên UB Thường vụ QH khóa 6 (1976-1981). Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955, huy hiệu Hồ Chí Minh, huân chương Quân công hạng ba, huân chương Chiến công hạng nhất.
Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, đã được dựng thành phim. Hình tượng của ông được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Tên ông đã được đặt cho một số tuyến đường và một số trường học ở Phú Yên, Đắk Lắk, Đà Nẵng.
Hãy nhớ, quá khứ không chỉ là lịch sử mà còn là hành trang, là sức mạnh tinh thần, là dòng máu Lạc Hồng tạo nên nhân cách của mỗi người dân đất Việt. Nếu quên tổ tiên, quên công lao của thế hệ đi trước, quên những hy sinh cao cả vì độc lập, tự do của dân tộc thì không thể là người Việt Nam chân chính.
Vậy thì có gì mà các “nhà dân chủ” phải ầm ĩ?
Chúng đang “đánh lận con đen”!
Việc đặt tên đường ở Việt Nam có mục đích ghi nhớ lịch sử. Tất nhiên chính quyền có những tiêu chí về các nhân vật được đặt tên đường. Theo Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP ở Mục 2, điều 5 có viết: “Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.
Tức là, trường hợp thành phố Hà Nội đặt tên một con phố mang tên Đinh Núp những tưởng là hợp lý, hợp tình, hợp văn hóa, không có gì phải bàn cãi.
Ấy thế mà, các “nhà dân chủ” đang “đánh lận con đen” nhằm mang lại những suy nghĩ không đúng ở một bộ phận nhân dân. Vì nhân vật “anh hùng Núp” trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên được xem là “con đẻ” của nhà Nguyên Ngọc. Vì thế, chuyện Hà Nội đặt tên đường mang tên Đinh Núp là vinh danh “anh hùng Núp”.
Dừng lại ở đây, chúng ta phải rõ ràng hai vấn đề với hai thái cực khác nhau đó là: “Anh hùng Núp -biểu tượng của đất nước đứng lên một thời, và cho đến bây giờ nó vẫn mãi là bài học cho lớp lớp người Việt Nam học hỏi trong công tác đấu tranh gìn giữ độc lập, chủ quyền. Còn Nguyên Ngọc – một nhà văn từng có công sức không nhỏ với nền văn học nghệ thuật nước nhà, nhưng lại biến chất tha hóa thành kẻ chống đối, phản quốc.
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lạ gì với cái tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của nhà văn này.
Nhưng ít ai biết rằng, nhà văn này đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Hẳn, chúng ta chưa quên khi được giao nhiệm vụ làm Tổng biên tập Báo văn nghệ và Phó tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam Nguyên Ngọc đã o bế Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài cho đăng những chuyện ngắn, những tiểu luận chửi vung vít danh nhân và lịch sử Việt Nam.
Cho đến lúc Nguyễn Huy Thiệp bị bắt do vi phạm pháp luật Việt Nam khi viết lời thoại cho một bộ phim được dàn dựng và đạo diễn ở Pháp nội dung anh ta chửi bới tất cả Dân tộc Việt Nam và bị sửa đi sửa lại nhiều lần cho hợp với ý đồ xấu của họ, rồi Thiệp lén lút nhận một số tiền của kẻ đặt hàng.
Lúc này Nguyên Ngọc mới bị tổ chức phê phán và cách chức buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của ông mà trước đó ông mơ tưởng mình sẽ là người quyết định bước đi tới của sự nghiệp Văn học Việt Nam, thiên hạ sẽ nằm trong tay ông, rồi họ sẽ ngưỡng mộ ông, coi ông là lãnh tụ tinh thần của họ.
Từ đây, ông quay ngoắt lại chống phá Nhà nước Việt Nam qua các tham luận tại các hội thảo Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra nào là “Tất cả các phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự đặt hàng của Đảng”.
Thật vậy, Nguyên Ngọc đã trải qua hết sai lầm này đến sai lầm khác mà không hề tự vấn! Và “Văn đoàn độc lập” mà ông khởi xướng nơi tụ tập của những người bất mãn, chống phá đất nước. Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng một số người trong “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như: đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập…
Đáng nói thêm ở chỗ, đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập Văn Đoàn Độc lập không rõ từ ấy đến nay có thêm nhân vật nào ký tên thêm nữa không chỉ biết có một người đã chết (Bùi Ngọc Tấn) vài người vào tù, và có một số người rút tên khỏi hội của Nguyên Ngọc đó là: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Trần Kỳ Trung.
Lướt qua 61 gương mặt Nhà Văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng “vào tù vô khám” vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để viết bậy, vài người là chiêu hồi chạy trốn đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với dân tộc.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là: Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Và nhà văn Nguyên Ngọc đã không còn là chính mình, chính ông đã ném mình vào “vũng bùn” đen tối.
Còn Đinh Núp (anh hùng Núp) – hình tượng được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Vậy thì câu chuyện các địa phương lấy tên ông để đặt tên đường, con phố chẳng có gì mà phải ầm ỉ.
Sông Trà
Nguồn: Cánh cò