Như quý độc giả đã theo dõi, chiều 25-11, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Đồng chủ trì buổi đối thoại có: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Đỗ Văn Đương.
Ngay hôm đó, ông Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã viết một bản kiến nghị với nội dung về ý kiến của 6 vị đảng viên Đồng Tâm. Đây lập tức trở thành một chủ đề được các trang lều báo xúm xít vào mổ xẻ phân tích.
Quý độc giả có thể xem toàn văn bản kiến nghị tại đây (trang lều báo Tiếng dân).
Cá nhân tác giả khi xem xong bản kiến nghị trên thấy ông Quốc có vẻ rất bức xúc. Điều này được thể hiện ở mấy điểm như sau:
Một là, ở phần đầu bản kiến nghị, ông Quốc cho rằng Đơn kiến nghị của 6 đảng viên Đồng Tâm (ĐVĐT) được gửi cách đây 6 tháng, 22 cơ quan đã nhận được, nhưng ông thì không nhận được và đó là điều khuất tất. Ông cũng cho rằng, đó là đơn tố cáo với sự “thiếu hiểu biết đầy ác ý của 6 ĐVĐT” chứ không phải kiến nghị.
Theo như thông tin tác giả được biết thì 6 ĐVĐT làm kiến nghị gửi 22 cơ quan và không gửi cho ông Dương Trung Quốc. Vì thế ông Quốc không nhận được là đúng.
Tôi cũng đồng tình với ông rằng, đó không phải kiến nghị mà là tố cáo. Đúng là họ tố cáo ông thật. Thấy ông không đúng nên họ phải tố cáo việc làm của ông tới các cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền, chứ sao lại gửi cho ông được, đúng không?
Hai là, Ông Quốc nói về Đồng Tâm “với tư cách cá nhân nhưng là cá nhân của một ĐBQH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được luật định”.
– Ông là ĐBQH, vậy khi đi giám sát tại Đồng Tâm, ông có xin ý kiến Quốc hội – cơ quan quản lý đại trực tiếp của ông không?
– Ông có kế hoạch được duyệt không?
– Ông có Giấy giới thiệu không?
– Đi giám sát Đồng Tâm về thì ông có kết quả báo cáo Quốc hội và cử tri không?
Nếu không có 4 thứ tôi gạch đầu dòng ở trên thì xin thưa, ông Quốc đã tự về Đồng Tâm với tư cách cá nhân chứ không phải là tư cách ĐBQH đâu. Như vậy là ông đã lạm dụng chức danh ĐBQH đấy.
Ba là, Ông Dương Trung Quốc đề cập đến chuyện ông Lê Đình Kình bị đánh gẫy chân và có đến thăm.
Ở đây cần phải làm rõ: có hay không chuyện công an đánh dân, mà cụ thể là ông Kình do đâu mà gẫy chân? Vào ngày 7/11/2017, tại phiên thảo luận tại hội trường, Đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã hồi đáp những băn khoăn của ông Dương Trung Quốc và khẳng định không có chuyện công an đánh dân, không có việc công an đánh gãy chân ông Lê Đình Kình và cũng không có chuyện bắt dân sai luật. Xem thêm tại đây.
Như vậy hai năm rõ mười, ông Dương Trung Quốc đã phát ngôn sai sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh chính quyền và công an Hà Nội.
Bốn là, Ông Dương Trung Quốc có đề cập đến chuyện giải cứu con tin: “tôi đã thực thi đúng trách nhiệm của mình góp phần vào việc giải cứu các chiến sĩ CSCĐ cũng như giải tỏa bước đầu những bức xúc tại Đồng Tâm sau cuộc tiếp xúc của lãnh đạo TP”.
Như vậy ông đã công nhận câu chuyện các chiến sĩ CSCĐ, cán bộ huyện và một nhà báo bị một số người bắt giữ trái pháp luật là có thật. Những người bắt giữ CSCĐ đã phạm vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự. Tại sao trên nghị trường, với tư cách là ĐBQH, ông không yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực thi pháp luật trong trường hợp này? Phải chăng ông coi đó là chuyện bình thường, không đáng nói?
Năm là, Ông Quốc nói: “Tới nơi, thấy không khí có phần bình thường hơn những gì mình tưởng, tôi vào thăm sức khỏe ông Kình là lẽ bình thường vì cũng biết ông là một trong những người đang có một vai trò trong sự kiện, để tìm hiểu tình hình”.
Xin thưa rằng là tại thời điểm ông xuống Đồng Tâm thì ông Lê Đình Kình đang nằm ở bệnh viện. Vậy ông Quốc thăm ông Kình kiểu gì nhỉ? Lại thêm sự bịa đặt ở đây.
Sáu là, ĐBQH D.T.Quốc viết: “Còn lúc đó không biết “6 đảng viên ĐT” viết đơn đề nghị đang ở đâu và làm gì với trách nhiệm của đảng viên cộng sản để góp phần làm ổn đinh tình hình? Vả lại, vào thời điểm ấy, chính quyền xã có còn hoạt động không và đang ở đâu để tôi có thể đến liên hệ, ngoài bà Lan mà sau đó lại bị kỷ luật (?). Tôi rất mong câu hỏi của tôi được các cơ quan có thẩm quyền giải đáp.”
Xin thưa, lúc đó nhẽ ra ông Quốc phải hỏi ngay bà Lan với tư cách là Bí thư đảng ủy xã – người đại diện cho chính quyền xã để xem các đảng viên đi đâu, làm gì chứ. Thêm nữa, ông hỏi “vào thời điểm ấy, chính quyền xã có còn hoạt động không” là gián tiếp công nhận rằng đã có đám cạn bã đang khống chế hệ thống chính quyền cơ sở ở Đồng Tâm, khiến ông không thể biết có còn hoạt động hay không. Vậy thì sao vấn đề này ông không ý kiến gì với Quốc hội, ông đang đi giám sát cơ mà?
(Còn nữa)
Hoa sữa
Nguồn: Người con Đất Mẹ