Tuy nhiên, trên thực tế thì vấn đề lại hoàn toàn khác.
Theo đó, bức tường biên giới Việt – Trung được xây dựng bởi cả 02 bên, trong đó phía Trung Quốc đã tiến hành rào 113 điểm, trải dài tại nhiều tuyến đường biên giới bằng cách xây bức tường rào sắt, kẽm gai cột bê-tông cao gần 4m khá kiên cố; trải dài trên 6 tỉnh giáp biên của Việt Nam.
Về phía Việt Nam, hiện nay đã có tới 123 điểm được xây dựng tương tự.
Các tường rào do cả 2 nước xây dựng đều cách cột mốc hoặc đường phân ranh biên giới từ 3 – 4m để không xảy ra việc trùng dẫm hoặc lấn đường biên giới đã phân định.
Nguyên nhân của những bức tường này là vì đặc thù biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác chống buôn lậu hàng giả. Không những vậy, địa hình Trung Quốc ở trên cao, Việt Nam lại có địa hình thấp hơn nên các kho hàng nước bạn đặt sát biên giới sẽ “thuận tiện” cho việc mang vác, vận chuyển hàng lậu… chủ yếu là các mặt hàng: may mặc, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, pháo nổ,… Đặc biệt, trong những năm gần đây Trung Quốc ngày càng tăng cường chống hàng lậu, hàng giả trên diện rộng nhưng phía dân Việt Nam sang Trung Quốc lấy hàng lậu, hàng giả thì lại tăng thêm từng năm dẫn tới nguồn cầu rất nhiều đã tạo điều kiện cho những kẻ sản xuất lậu bên Trung Quốc mở rộng quy mô cung ứng. Những nguồn hàng này không chỉ đổ về Việt Nam mà còn từ Việt Nam xuất đi đến nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Malaysia..) làm thâm hụt ngân sách (thuế) cho cả Việt Nam, Trung Quốc và những quốc gia khác.
Những đoạn hàng rào 4m này được cả 02 bên xây dựng từ năm 2018. Việc xây dựng này cũng không phải là kéo dài liên tục cả tuyến đường biên giới mà chỉ tại những lối mòn, những đoạn dân hay các tốp buôn lậu tìm cách vào Trung Quốc trải dài trên 6 tỉnh, có những đoạn Trung Quốc xây kiên cố với 03 lớp tường, có cả hào và rào kiên cố, mỗi km rào của Trung Quốc có giá trị lên tới 7 – 8 tỷ đồng… còn phía thì phía Việt Nam cho làm hàng rào những khu vực dân buôn đang dùng nhập lậu vào Việt Nam, trong đó nơi được xây dựng dài nhất là đồi Keo – nơi vận chuyển hàng qua biên giới chính là địa phận thuộc cánh gà cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
Hiện nay các bước tường vẫn đang được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, tại các tường rào do Việt Nam luôn có các cổng nhỏ do Bộ đội Biên phòng canh giữ để tạo điều kiện cho mặt hàng nông sản của bà con nông dân xuất qua đường mòn lối mở. Tương tự phía Trung Quốc cũng tạo các lối mở để tạo điều kiện xuất hàng hóa đã qua kiểm dịch của Trung đưa vào Việt Nam…
Có điều, theo như 1 kênh Vlog ghi lại thì “dân Việt biết rất nhiều con đường lối mòn nhỏ vượt biên sang Trung”, như vậy có nghĩa là bức tường này chỉ hạn chế được phần nào thôi và cần phải được mở rộng cũng như có những biện pháp xử lý khác phù hợp. Nói tóm lại Bức tường biên giới Việt – Trung rõ ràng được xây dựng lên là do xuất phát từ việc chống buôn lậu, di dân bất hợp pháp, chống các hoạt động tội phạm ở khu vực biên giới giữa 02 quốc gia và cũng để củng cố các phân định đường biên giới giữa Việt – Trung.
Hoài Nam (tổng hợp internet)
Nguồn: Cánh cò