Cảnh giác hoạt động lừa đạo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Cảnh giác hoạt động lừa đạo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Cảnh giác hoạt động lừa đạo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Trong thời gian qua, tình hình hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua mạng xã hội Facebook, điện thoại cá nhân diễn ra phức tạp…. Qua nghiên cứu, các đối tượng chủ yếu sử dụng các phương thức, thủ đoạn sau đây:

Thủ đoạn thứ nhất: Lợi dụng sơ hở trong quá trình sử dụng của người dùng và lỗ hổng về bảo mật của trang mạng xã hội Facebook, các đối tượng phạm tội tấn công điện tử, đăng nhập trái phép vào tài khoản Facebook bất kỳ. Tại đây, đối tượng nghiên cứu thông tin của chủ tài khoản, mối quan hệ, tin nhắn giữa chủ tài khoản với người thân, bạn bè, từ đó, có căn cứ để am hiểu về chủ tài khoản và cách giao tiếp của người này với những người xung quanh. Tiếp đến, sử dụng tài khoản Facebook này, đối tượng tiếp tục nhắn tin đến cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để yêu cầu những người này chuyển tiền đến số tài khoản do đối tượng cung cấp với lý do hợp lý (như tiền sử dụng sinh hoạt, tiền nộp để cấp thị thực ở lại nước ngoài, xin vay tiền,…) nhằm mục đích chiếm đoạt.

Đối với thủ đoạn này, các đối tượng lợi dụng vào lòng tin, uy tín của chủ tài khoản bị tấn công, sử dụng tài khoản Facebook này làm trung gian để tác động đến người bị hại, khiến người bị hại tin tưởng để chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng. Đặc biệt, các đối tượng phạm tội thường sử dụng các lý do như đang bận công việc, đang đi ra ngoài không tiện nghe máy… để từ chối các cuộc gọi âm thanh, hình ảnh từ người bị hại khi bị nghi ngờ. Đây là thủ đoạn lừa đảo mà các đối tượng thường hay sử dụng.

Thủ đoạn thứ hai: Thông qua các hình thức khác nhau, đối tượng thu thập các thông tin về người bị hại như số CMND, số điện thoại, địa chỉ cư trú,… Qua đó, đối tượng trực tiếp điện thoại đến bị hại, giả danh giới thiệu mình là những người thực hiện công vụ (như Công an, Kiểm sát viên, Thanh tra Chính phủ,…) đang điều tra vụ án liên quan trực tiếp đến người bị hại. Từ đó, đối tượng yêu cầu người bị hại tự lập tài khoản ngân hàng (sử dụng thông tin cá nhân của người bị hai, nhưng yêu cầu đăng ký dịch vụ Banking theo số điện thoại do đối tượng cung cấp) hoặc cung cấp cho bị hại tài khoản ngân hàng. Từ đó, yêu cầu người bị hại chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng đang có đến số tài khoản trên với những lý do: Số tiền trong tài khoản bị hại có liên quan đến hoạt động phạm tội, buộc phải chuyển tiền đến số tài khoản trên để chứng minh mình không liên quan đến vụ án. Bằng việc sử dụng lời nói, cung cấp chính xác thông tin của bị hại, đối tượng nhanh chóng chiếm được lòng tin của người bị hại, khiến bị hại lo sợ liên quan đến hoạt động phạm tội (với tâm lý bị hại không muốn liên quan đến pháp luật), tin tưởng đối tượng là những người thực hiện công vụ để chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp, qua đó, chiếm đoạt số tiền của người bị hại.

Thủ đoạn thứ ba: Các đối tượng lập các facebook có thông tin giả, nghiên cứu các thông tin về tính cách, lối sống, mối quan hệ của người bị hại rồi trực tiếp nhắn tin, làm quen với bị hại. Lúc này, đối tượng lợi dụng lòng tin, lòng tham của bị hại để đưa ra các lý do như:

– Hứa hẹn chuyển tài sản cho bị hại với lý do hợp lý như: Hoạt động thiện nguyện, có người thân từ nước ngoài gửi quà cho người bị hại…

– Thông báo cho người bị hại trúng thưởng tài sản

Qua đó, yêu cầu người bị hại cung cấp các thông tin cá nhân như số CMND, số điện thoại, địa chỉ nơi cư trú để làm các thủ tục nhận tài sản. Lúc này, bằng việc sử dụng lời nói tác động đến nhận thức, ý thức sinh lợi, kiếm lời của người bị hại, các đối tượng yêu cầu người bị hại chuyển tiền đến số tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để làm các thủ tục liên quan đến việc nhận tài sản hoặc giả mạo các tài liệu, tin nhắn của Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Hải quan, Ngân hàng để đưa thông tin về việc bị hại được nhận tài sản, từ đó tạo lòng tin cho người bị hại để yêu cầu bị hại chuyển tiền theo. Hoạt động giao dịch chuyển tiền từ người bị hại có thể diễn ra nhiều lần theo yêu cầu của đối tượng. Thông thường, khi đối tượng đã thực hiện trót lọt việc lừa người bị hại chuyển tiền thì sẽ tiếp tục yêu cầu người bị hại chuyển tiền những lần khác.

Khi gặp những trường hợp trên, quần chúng nhân dân cần bình tĩnh xử lý theo cách thức như sau:

– Trực tiếp liên lạc với người thân, bạn bè (Thông qua gọi điện hình ảnh) để xác thực thông tin chuyển tiền.

– Lấy các lý do như đang đi trên đường, đang bận họp,… để tạm thời cắt liên lạc với các đối tượng lừa đảo.

– Đến ngay Cơ quan Công an trình báo để được hướng dẫn kịp thời.

Nguồn: Viet Nam Times

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *