RFA lại loan tải một thông điệp có tính chất quy chụp trắng trợn với luận điệu của kẻ chống phá Phạm Đoan Trang về cái gọi là ‘quyền viết và đọc không bị tước đoạt’….
Trong đoạn phỏng vấn, Phạm Đoan Trang luôn miệng kể lể về cuộc sống “ba chìm bảy nổi” của mình khi mà bản thân trong quá trình viết sách, phát hành sách đều bị nhà cầm quyền “căm ghét”, “theo dõi”, thậm chí là “cấm đoán”. Ả cho rằng: “Tôi may mắn được trao giải tự do báo chí của tổ chức RSF vào tháng 9/2019, nhưng cũng vào giờ phút nhận giải ấy, tôi tin rằng sự căm ghét của công an đối với tôi cũng tăng lên rất nhiều. Và từ đó, họ ghép tôi là có dính líu sâu xa với nhà xuất bản (NXB) Tự Do, mặc dù NXB này là một tổ chức độc lập, không làm việc riêng cho cá nhân nào, đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Công an ghép tôi và NXB Tự Do vào một suy nghĩ chung là ‘phản động'”.
Và để minh chứng cho sự “ghét bỏ” ấy, Trang đưa ra những số liệu do tự bản thân đi điều tra: “Cho đến lúc này, tôi biết số độc giả bị hăm dọa, bị đến nhà lục soát, bị bắt cóc… lên đến cũng khoảng 100 người, trên toàn quốc. Nhiều độc giả giờ bị cắt liên lạc, không biết họ thế nào. Nhiều người đi giao sách cũng mất tích, không biết họ ở đâu”.
RFA cố tình loan tải thông điệp sai trái, quy chụp của kẻ chống phá Phạm Đoan Trang
Cũng với giọng điệu của một kẻ “chợ búa”, “già mồm”, Phạm Đoan Trang đưa ra những dự đoán “gây sốc”: “Với tôi, có lẽ họ đang dùng một phương thức là cô lập, chặt hết chân tay để vô hiệu hóa ở môi trường được coi là tự do. Nhưng họ sẽ khủng bố tinh thần bằng cách săn đuổi – một kiểu khủng bố tinh thần – và bắt được ở đâu thì đánh cho dở sống sở chết. Họ cô lập mình bằng cách ruồng bố những người thân, bạn bè của mình, làm cho những người chung quanh sợ hãi và thấy phiền vì mình. Từ đầu năm đến nay, các nhóm như Green Trees hay Luật Khoa Tạp Chí… đều bị đàn áp dữ dội. Thường thì công an thẩm vấn những người quen biết, luôn có ý muốn giấu mục đích này bằng cách tra vấn đủ mọi chuyện không liên quan, nhưng họ cũng không quên nói xấu hay nặng lời về tôi”.
Phần cuối của cuộc phỏng vấn, Phạm Đoan Trang đưa ra một “thông điệp” đối với giới trẻ Việt Nam rằng: “chúng ta không sợ hãi, không cần phải sợ hãi. Với công an, không có chuyện sợ thì sẽ được nương tay. Hãy nhìn Hồng Kông để thấy đó là một bài học. Sự đàn áp là có mục đích nên khi con người lùi lại hay sợ hãi, sự đàn áp sẽ còn mạnh hơn để phục vụ cho mục đích của kẻ đắc thắng về bạo lực”.
Từ những lời lẽ trên, có thể thấy một kẻ “bất tài”, “vô học”, hay nói khác đi là một kẻ “loạn chữ nghĩa” như Phạm Đoan Trang đang cố ảo tưởng và mơ hồ về một lối sống tự do “kiểu Mỹ”, với quan điểm ta thích làm gì thì làm, đó là quyền của ta. Chính từ những ý nghĩ và hành động kiểu “ngông cuồng” đó mà càng làm lộ rõ thêm bản chất của một kẻ lợi dụng ngòi bút để xuyên tạc, nói xấu quê hương, đất nước mình. Cũng cần phải nói với “nhà báo” Trang rằng, đã là công dân nước CHXHCN Việt Nam, sống và làm việc tại Việt Nam thì phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ có những kẻ đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc thì mới “có tật giật mình”, chứ những nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ có lương tâm, có trách nhiệm với quê hương, đất nước sẽ chẳng có gì phải lo sợ cả, chẳng có gì phải “chốn chui chốn lủi” như “nhà báo” Trang đâu.
Điều 25, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng quy định rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Và quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Như vậy, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận phải trên cơ sở pháp luật Nhà nước, và phải gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân nước CHXHCN Việt Nam, chứ không phải “loạn ngôn”, “loạn chữ”, dùng ngòi bút của mình để đả phá chính quyền, đả phá chế độ, xuyên tạc, nói xấu, kết bè, kéo cánh với những kẻ bất mãn, cơ hội để phục vụ mưu đồ, mục đích riêng cho bản thân như “nhà báo rởm” Phạm Đoan Trang, để rồi khi đã lún quá sâu vào vũng bùn đen sẽ khó có cơ hội để mà sửa chữa, làm lại, kẻ coi thường pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước tất yếu sẽ bị nghiêm trị.
Đỗ Hải
Nguồn: Đấu trường dân chủ