Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nguyễn Tường Thuỵ bế tắc trong bảo vệ Phạm Chí Dũng chăng?

Nguyễn Tường Thuỵ bế tắc trong bảo vệ Phạm Chí Dũng chăng?

217
0

Mỗi lần có đồng đảng bị sa lưới, điều dễ thấy là Nguyễn Tường Thuỵ liên tục đăng đàn để có những tút bài bênh vực cho người đó. Đấy cũng là một phần trong cái trò “vơ đóm ăn tàn” mà Thuỵ tỏ ra thành thạo và giỏi hơn bất cứ ai trong làng dân chủ đã vắng bóng quá nhiều anh hào này…

Xung quanh vụ “chí sỹ Nam Bộ” Phạm Chí Dũng bị cơ quan ANĐT, Công an Tp Hồ Chí Minh bắt với tội danh được quy định tại điều 117 – BLHS, Thuỵ đã có đến 5 – 6 tút, bài… Mặc dù nội dung không có mấy đổi mới, đa phần là những bài nhại đi, nhại lại cái luận điệu Dũng vô tội. Rồi nhà nước, giới chức phải vinh danh Dũng hơn là bỏ tù một người như Dũng.

Nguyễn Tường Thuỵ bế tắc trong bảo vệ Phạm Chí Dũng chăng?

Trong vô vàn những lí do để gã dân chủ đất thủ đô đưa ra để bênh vực Dũng thì cái vai trò của Dũng trong “Hội nhà báo độc lập” và “những đóng góp của Dũng đối với nền báo chí” nước nhà được nói ra nhiều hơn cả.

Thuỵ viết như sau về những sự bênh vực Dũng trong cái nghiệp viết báo “chống phá”: “Từ năm 20 tuổi, Phạm Chí Dũng đã theo đuổi nghiệp văn chương. Anh từng xuất bản 2 tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn. Nhưng rồi, anh dành tất cả tâm huyết cho viết báo và quên hẳn chuyện văn chương. Có lẽ anh cho rằng về việc đưa thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin, truyền tải tư tưởng, báo chí có thế mạnh hơn.

Ngày 29/04/2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố danh sách “100 anh hùng thông tin” năm 2014. Trong đó, Việt Nam 3 người được vinh danh gồm Nhà báo Trương Duy Nhất, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Hai tháng sau đó, ngày 4/7/2014 tại Sài Gòn, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập. Phạm Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội với sự đồng thuận tuyệt đối, như là việc đương nhiên phải thế.

Hôm sau, có một Hội nghị các tổ chức xã hội dân sự họp ở Chùa Liên Trì. Trong cuộc họp, tôi thông báo về tình hình thành lập Hội Nhà báo Độc lập. Khi tôi nói đến việc tôi được bầu làm Phó chủ tịch Hội, mọi người lên tiếng chúc mừng. Nhưng ý tôi không phải thế. Tôi đưa tay về phía Phạm Chí Dũng và nói: “Ý tôi là tôi rất vui và vinh dự được giúp việc cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng”. Nghe bạn bè kể lại, anh khen tôi khiêm tốn, có lẽ cũng vì cả câu này. Nhưng đó là câu nói rất thật.

Sức viết của Phạm Chí Dũng thật ghê gớm. Hầu như không ngày nào, website Việt Nam Thời báo và các báo khác như VOA, Người Việt… không xuất hiện vài bài viết của anh. Anh là một cây bút phản biện xuất sắc với những bài bình luận sắc sảo. Giọng văn của anh mẫu mực, không xô bồ, không dùng ngôn ngữ miệt thị nhưng vô cùng thẳng thắn, thẳng thắn đến mức làm đối tượng khó chịu. Anh không né tránh lĩnh vực nào, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, từ “giới chóp bu” (chữ anh hay dùng), những chuyện đấu đá trong nội bộ đến các vấn đề bức xúc ngoài xã hội, từ trong nước ra ngoài nước… Tôi không hiểu anh lấy đâu ra kiến thức rộng như thế”.

Và rồi chúng ta không thể trách được động cơ, lí do tại sao ông lại bênh vực Dũng vì đó dù sao cũng là tinh thần đồng đảng mà những kẻ như ông Thuỵ phải làm… để khi mà chẳng may sa lưới, lâm vào tình trạng tương tự lại có kẻ khóc và bênh vực ông như thế.

Tuy nhiên cái đáng trách của ông trong chuyện này là cách thức, nội dung bênh vực.

Ai cũng biết, cái cương vị “Chủ tịch Hội nhà báo độc lập” và những việc làm của Dũng trên cương vị và những tin, bài có nội dung chống phá là nguyên nhân chính khiến ông ta bị bắt. Hành vi được quy định tại điều 117 – BLHS thể hiện rất rõ điều này…

Với một danh xưng bất hợp pháp và những nội dung lợi dụng chống phá, việc đến nay mới bắt Dũng đã là một đặc ân. Còn nhớ năm 2012, thời điểm Dũng bị cơ quan Công an tạm giam để phục vụ điều tra và sau đó được tha bổng, không phải thời điểm đó cơ quan công an không có những bằng cớ xác đáng để ra quyết định bắt Dũng như mới đây mà họ đang cho Dũng cơ hội phục thiện, tránh xa những điều không may. Nhưng Dũng đã không mảy may, tiếp tục những điều đã làm dẫn đến những điều như đã qua…

Cho nên nói ra những điều này, không những Thuỵ không bảo vệ, bênh vực Dũng cho thuyết phục. Mà ngược lại, đó như thể những điều mà Thuỵ nói ra để giễu cợt, mỉa mai Dũng sau khi sa cơ, lỡ vận…

Thế mới biết, với những kẻ chống phá chế độ, khi sa cơ, đối diện với tù tội, lấy vài ba chi tiết để lên tiếng bảo vệ cũng khó khăn vô cùng!

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây