Thêm bằng chứng về bản chất hoạt động của 2 Giáo sỹ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes

Thêm bằng chứng về bản chất hoạt động của 2 Giáo sỹ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes

– Trong cuốn Catholic Imperialism Against The Asiatic Continent, trg. 352, tác giả Avro Manhattan đã viết về những hoạt động gián điệp của giáo sĩ Đắc Lộ như sau: “LM Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên, tới Đông Dương và sau đó ông đã có thể gửi về một phúc trình mô tả chính xác những khả năng của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Những giáo sĩ thừa sai dòng Tên được tuyển mộ ngay và phái sang Việt Nam để giúp Alexandre de Rhodes trong hai nhiệm vụ: cải đạo người dân ở hai miền vào tín ngưỡng Ca Tô và thăm dò những tiềm lực thương mại của các miền này cho vương quốc Pháp. Những sứ mạng này, theo quan điểm của La Mã và Paris, không thể tách rời nhau được vì chúng là những bước đầu quan trọng nhất dẫn tới sự xâm chiếm chính trị và quân sự những xứ này”.

Thêm bằng chứng về bản chất hoạt động của 2 Giáo sỹ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes

Tấm bản đồ được Giáo sỹ Alexandre de Rhodes gửi về cho Chính phủ Pháp (Nguồn: Fb).

– Yoshiharu Tsuboi viết trong cuốn Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về “nghệ thuật” phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes như sau: “Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố rằng, người Việt Nam cải đạo theo Ca Tô giáo với nhịp độ 15.000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vì họ chỉ thấy có độ 60,000 thay vì 200,000 tín đồ Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố. Năm 1883, người ta ước tính số giáo dân là 600,000 và tới năm 1954 thì có thêm 1 triệu nữa”.

Đây là hai trong số những tài liệu được cho là từ bên ngoài phản ánh về bản chất hoạt động của 2 trong số rất nhiều Giáo sỹ Dòng Tên hoạt động trên đất Việt Nam.

Rõ ràng, như đã nêu ở những bài trước, lí do quan trọng nhất khiến 12 vị nhân sỹ, trí thức tại Huế và một số tổ chức, cá nhân khác, trong đó có Giáo hội Công giáo không đồng ý vinh danh 2 Giáo sỹ này bằng việc đặt tên đường tại Đà Nẵng vì họ có những cứ liệu khẳng định: Việc có mặt của họ và những việc họ làm, trong đó có việc phiên âm tiếng Việt bằng hệ Latin để tạo ra chữ Quốc ngữ phục vụ cho mưu đồ xâm lược, thôn tính Việt Nam thời kỳ đó của chủ nghĩa thực dân.

Cái công trạng họ vô tình đã nhuốm màu âm mưu hơn là động cơ trong sáng vì nước VN chúng ta, vì tương lai người Việt của chúng ta…

Và như đã khẳng định, việc có chữ Quốc ngữ là tiền đề vô cùng lớn lao để chúng ta có những bước phát triển sau này nhưng tính động cơ vô tình đã khiến cho những công trạng đó bị lu mờ. Hậu thế, cả những nhà chuyên môn chỉ nhìn thấy và thấy được sự bao trùm của âm mưu của chủ nghĩa thực dân. Đó cũng là lí do để chúng ta không thể và không nên trách cứ bất cứ ai đó khi họ nói ra lời phản đối với đề nghị của nhóm người đến từ Đại học Duy Tân đối về việc đặt tên đường.

Ngoài ra, nhân sự việc này, Mõ cũng xin bàn thêm tới việc tại sao có nhiều người, dù có công với dân tộc, đất nước trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định nhưng họ mãi không được vinh danh, nhất là bằng việc đặt tên đường. Vua Gia Long – Nguyễn Ánh là một ví dụ rất rõ cho điều này…

Đây cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tiếp cận với công trạng và những đóng góp của ông cho dân tộc ta, nhất là sau khi ông lên ngôi – năm 1802.

Dù chưa được nói ra những lí do quan trọng nhất cho việc này không ngoài vị Vua tiên khởi của Triều nhà Nguyễn này đã từng có những động thái cầu cạnh ngoại bang để xử lý những vấn đề nội bộ, giành quyền lãnh đạo và thâu tóm quyền lực. Những điều này được cho là nguyên nhân quan trọng và căn cơ nhất để cho nước Pháp sau này dễ dàng thâu tóm, đô hộ và cai trị nước ta trong một thời gian dài…

Và cũng như hai vị giáo sỹ trên những việc vị Vua này làm cho đất nước là hết sức đáng trân trọng, cần được nêu gương cho hậu thế. Song những tội lỗi, những hệ luỵ mà ông gây ra cũng khiến cho hậu thế phải đắn đo, suy nghĩ…

Dưới thời VNCH ở miền Nam VN, tên của ông Vua này đã được đặt cho một tuyến phố tại Sài Gòn và nhiều đô thị khác tại đây. Nhưng vì những vết khả ố đó nên sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì những điều đó đã được nhận diện lại và bãi bỏ. Cho tới nay vẫn chưa hề có bất cứ cá nhân, tổ chức nào đề xuất việc đặt tên vị Vua này cho các tuyến đường tại VN…

Đó là sự phán xét của lịch sử và chừng nào, lịch sử còn nhìn nhận những điều như trên thì khi đó những cái tên như Giáo sỹ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đừng mong nhận được những sự thiện chí…

Nguồn: Mõ làng

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *