Bước vào một “mùa tuyển sinh” mới của công cụ tuyên truyền chính trị mang tên “Học bổng xã hội dân sự VOICE 2019”, Vi Yên công khai đăng tin truyền thông cho chương trình học bổng với bài viết “ưu thời mẫn thế” có tên “Tuổi trẻ, dám mơ”:
Mượn câu chuyện Hong Kong đang đấu tranh, Vi Yên cho rằng để thay đổi xã hội, mỗi người đều cần “dám mơ”. Đây là một đặc trưng trong lối viết của Vi Yên, khi cô luôn luôn dùng những từ ngữ mơ mơ hồ hồ rồi đánh lận con đen chúng sang những khái niệm gần như không liên quan.
Ví dụ: Vi Yên cho rằng “hoạt động xã hội” là phải “xuống đường biểu tình”, chống lại “đầy rẫy những hàng rào thép gai, dùi cui, súng ống”. Khi viết về điều này, Vi Yên xưng “chúng tôi”, như một cách để cho thấy cô đã từng trải nghiệm qua tất cả những “biểu tình, hàng rào thép gai, dùi cui, súng ống” ấy.
Tuy nhiên, các thông tin được chia sẻ trên mạng hiện nay vô cùng tự do và chắc chắn, không có một sự thật nào có thể bị che đậy. Ở Việt Nam, không hề và không bao giờ có những “hàng rào thép gai, dùi cui, súng ống” như Vi Yên bịa đặt. Thậm chí, các hoạt động của Vi Yên và nhóm Tinh Thần Khai Minh còn được phép tổ chức công khai, với nhiều người tham gia và không có một ai bị công an bắt bớ.
Vi Yên viết bài chia sẻ tâm sự, nhưng dường như lại đang có một sự bịa đặt, ngầm vu vạ cho chính quyền Việt Nam, đồng thời vẽ ra một viễn tưởng cấn của nghề “hoạt động xã hội”. Điều này khiến cho nhiều người đọc sẽ nghĩ rằng, cứ “hoạt động xã hội” là phải xuống đường tuần hành, phải chửi công an, phải tham gia tổ chức phản động; và bất cứ ai tham gia tổ chức phản động, chửi công an, xuống đường tuần hành thì đều được gọi là nhà “hoạt động xã hội”.
Điều này hoàn toàn sai. Hoạt động xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn. Như vậy, rõ ràng có nhiều cách để hoạt động xã hội. Và thực tế cho thấy, các buổi tuần hành vì môi trường xả rác thải nhựa ra môi trường nhiều hơn bình thường, và các cuộc vận động xã hội thành công là nhờ đề xuất những chính sách hợp lý chứ không phải nhờ chửi bới, rủa xả công an, chống đối chính quyền.
Thậm chí, việc lấy ví dụ về “khói bụi giăng đầy những tòa nhà” của Vi Yên cũng là một ví dụ không thỏa đáng. Các nước đang phát triển lúc nào cũng phải trải qua thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất. Việc xây dựng các tòa nhà gây ra khói bụi, việc xe cộ xả thải nhiều là điều khó có thể tránh. Nhưng chính vì đang phát triển, nên chính quyền cũng trồng thêm nhiều cây xanh, xây dựng công viên, hồ điều hòa. Phát triển là một quá trình lâu dài và cần có chiến lược rõ ràng, cần cả những đánh đổi ban đầu để có được sự bền vững về sau. Nhưng Vi Yên lại lấy đó làm cái cớ để kích động dân chúng. Đây là điều mà không nhà hoạt động xã hội có tinh thần xây dựng nào nên làm.
Lấy ví dụ về Hong Kong, có lẽ Vi Yên cũng mơ về một Việt Nam đổ máu, vì chỉ khi Việt Nam đổ máu, thì những tổ chức phản động như VOICE và Việt Tân mới có thể phất lên được.
Thật ra, Vi Yên viết bài “Tuổi trẻ, dám mơ” chẳng qua là để quảng cáo cho Học bổng xã hội dân sự VOICE năm 2019, một chương trình mà cô được làm “giảng viên”. Thực tế, học bổng xã hội dân sự VOICE chỉ là chiêu bài để tổ chức phản động Việt Tân chiêu mộ thành viên mới cho các hoạt động chống phá tiếp theo. Vi Yên viết dài dòng về “dám mơ”, về những điều lý tưởng cho một Việt Nam yên bình, công chính; song những hành động của cô lại phục vụ lợi ích cho một tổ chức phản động hiện đang bị truy nã tại Việt Nam, và cũng là tổ chức chuyên kích động người dân biểu tình, chửi bới công an. VOICE và Việt Tân còn là nơi dung túng cho những thành viên tai tiếng như Phạm Đoan Trang (từng lộ clip sex trên mạng, yêu đương lăng nhăng nhiều người, xuất bản sách lậu), Bạch Hồng Quyền (hành hung người khác), Trịnh Hội (giả danh, dùng trộm email của người vợ nổi tiếng để kêu gọi người khác chống phá nhà nước)…
Nhìn vào đây, liệu rằng Vi Yên có còn dám mơ về dân chủ, nhân quyền, trong khi chính những nhà hoạt động xã hội vì dân chủ, nhân quyền lại vi phạm nhân quyền nhiều nhất?
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ