Trang chủ Luận bàn - Phản biện Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh...

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh “ông Tổ” chữ Quốc ngữ

235
0

“Trong quyển sách Phép giảng 8 ngày, của Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) nói : “Ví bằng có hỏi sự thờ bụt (Phật) này là thói mọi rợ”, như thế là rủa xả lên tổ tiên người Việt từ lúc lập Quốc, trải qua các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, … cho đến hiện đại. Đó là thiền sư Vạn Hạnh, vua Lý Công Uẩn, Phật hoàng Trần Nhân Tông…., đều bị Đắc Lộ xem là mọi rợ! Cùng tất cả Tăng Ni Phật tử hiện nay, cũng không hơn không kém! Nếu một tác phẩm vô văn hoá như thế, có mang tính học thuật và đáng trân trọng chăng? Thì dù đó là quyên sách kí âm tiếng Việt đầu tiên bằng chữ Latinh liệu có đáng tự hào?

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh

Ảnh chụp màn hình video trong bài giảng của TT Thích Nhật Từ.

Vậy mà, nếu nay cổ xúy phải nâng niu đó như báu vật, thì khác nào phủ nhận vai trò của Phật giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dựng nước và giữ nước. Sâu xa hơn, đó là đảo lộn mọi giá trị văn hoá truyền thống của người Việt. Vô hình chung, dân tộc được khai sáng bởi những dấu giày xâm lược. Chứ không đơn thuần dừng lại ở việc đặt tên đường.

Nhưng tại sao phải tri ân Alexandre de Rhodes, trong khi những công trình nghiên cứu của chính các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo, Linh Mục Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử (1533-1933), Sài Gòn, 1965, Tr 130: “Ngài Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) không phải là người đầu tiên sáng chế ra Việt ngữ,…”.

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh

Lời của Linh mục Phan Phát Huồn

Còn nói về công xuất bản quyển sách tiếng Việt đầu tiên, qua những lời lẽ miệt thị tam giáo vốn là quốc học của nước ta thời bấy giờ, đó là một trọng tội.

Trong sách Phép Giảng Tám Ngày, Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) viết: “Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.”

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh

Thông tin trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – ảnh chụp màn hình.

Bằng lời lẽ miệt thị như thế, thậm chí nó không bằng một quyển sách từng bị triều Nguyễn cho là “Dâm thư” của Nguyễn Du là Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm. Thì làm gì có giá trị văn học? Nếu đặt tên đường Đắc Lộ thành công là tiếp nối cho phong trào đấu tranh Phật giáo sau cuộc khủng hoảng truyền thông PL 2563, trên phương diện lịch sử và hiện thực. Vì người Phật tử chẳng thể tri ân kẻ đã xúc phạm đến Đức Phật bằng luận điệu” Chém ngã thằng Thích Ca” của Đắc Lộ!

Theo khoản 5, điều 10, Nghị định 91/2005/NĐ CP về quy chế đặt tên đổi tên đường phố và công trình công cộng, quy định:

“Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”. (https://m.thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-91-2005-ND-CP-Quy-…)

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh

Việc tạm dừng đặt tên đường Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) của UBND Tp Đà Nẵng là hợp lý. Nhưng nếu tiếp tục, bỏ qua mọi tranh cãi trái chiều, thì ai đã bỏ qua tinh thần thượng tôn pháp luật về một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Chỉ có những ai nhiệt tình và thiện cảm với Thiên Chúa giáo ủng hộ, còn lại tại sao buộc Phật tử chúng tôi phải tri ân? Nếu các hội thảo khoa học tiếp tục diễn ra nhằm hợp thức hoá việc đặt tên đường Đắc Lộ, cũng như bỏ qua các chứng cứ lịch sử khách quan nhất, nhằm phủ nhận vai trò của ông với chữ Quốc Ngữ, thì đó là âm mưu cố tình tái hiện lại phong trào pháp nạn 1963 mà làm ngơ đi tiếng nói của Tăng Ni Phật tử & các tầng lớp tri thức chân chính.

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh

Thông tin trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – ảnh chụp màn hình.

Phải chăng, đằng sau việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes là sự đánh đổi tương lai của cả dân tộc và lừa gạt hậu lai nhờ ngụy tạo lịch sử mà lương tri của những người cầm cân nảy mực đã mất dần? Phải chăng những ai phản đối đặt tên đường đang trở thành cái gai trong mắt họ? Rồi lịch sử truyền giáo Việt Nam của Công Giáo sẽ mang ơn họ ư? Đó là một sự dối trá ghê tởm !

Nhưng còn sự an nguy của dân tộc sẽ ra sao? Thử hỏi Đắc Lộ có đóng góp gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngoài có công làm gián điệp cho thực dân Pháp mà đặt tên đường? Tại sao buộc toàn thể Phật tử trong cả nước phải tri người đã có công với ngoại bang chà đạp lên Phật giáo, tiêu diệt văn hoá bản địa, chống lại tục thờ cúng tổ tiên, mở đường làm tay sai cho giặc?

Những tiếng nói cần suy ngẫm xung quanh đề nghị vinh danh

Năm 1624, Đắc Lộ đến đàng Ngoài, đánh dấu sự khởi đầu của khối liên minh thực dân đế quốc Pháp-Vatican. Sau 10 năm hoạt động ở Việt Nam, Đắc Lộ đã có đầy đủ bản đồ Việt Nam, có một bản báo cáo tỉ mỉ về tình hình Việt Nam đệ trình cho Giáo hoàng ở Vatican và đồng thời đệ trình cho vua Louis XIV của Pháp vào lúc bấy giờ, kèm theo bản báo cáo đề nghị “Đánh chiếm Việt Nam”. (TRẦN ĐIỀU nguồn: http://huongsenviet.blogspot.com/…/tuong-ai-alexandre-de-rh…).

Vậy những ai buộc người Phật tử chúng tôi phải tri ân tên thừa sai gián điệp Đắc Lộ là buộc chúng tôi phải đồng loã với tội ác phản bội tổ quốc và dân tộc. Điều ấy trái ngược với lời Phật dạy trong tứ trọng ân mà người Phật tử chân chính không bao giờ quay lưng lại với nguồn cội. Đã là giặc, tại sao buộc Phật tử chúng tôi phải tri ân?”.

………………………………………………

Dẫn về những điều trên, Mõ hoàn toàn không có ý đối lập, tạo sự mâu thuẫn trong hai tôn giáo được cho là lớn nhất, có ảnh hưởng nhất tại VN này. Chỉ xin dẫn về bởi đó là tiếng nói từ những người đến từ tôn giáo này. Đồng thời để tái khẳng định rằng: “Vấn đề đặt tên đường là chuyện hệ trọng. Sự hiện diện của nó không chỉ cần tuyệt đại đa số những người dân đồng thuận mà cần những chỉ số suýt soát 100%. Trong khi 12 vị phản đối ở trên đại diện cho tầng lớp trí thức, những người hiểu lí lẽ, có những luận chứng khoa học và hiểu hơn cả quy định về việc đặt tên đường. Vì lẽ đó không phải ngẫu nhiên giới chức, giới chuyên môn tại Đà Nẵng lại lắng nghe và có văn bản trả lời từ chối lời đề nghị 1 nhóm nhà khoa học, giảng viên trường đại học Duy Tân Đà Nẵng.

Tới khi nào, không còn những sự lên tiếng “cần quan tâm” như thế này thì lúc đó, Giới chức nhà nước với tư cách là nhà quản lý, đồng thời cũng là trọng tài trong việc này sẽ lưu tâm, đưa ra xem xét chính thức, công khai việc đặt tên đường cho 2 Giáo sỹ Dòng tên này”.

Một khi có thêm chủ thể phản đối, mà nhất là chủ thể đó lại khiến cho một bộ phận người khá lớn (giáo hội 1 tôn giáo khác) không đồng tình thì vấn đề lại càng đáng suy nghĩ, cân nhắc thực sự hơn…

Đó là chưa nói, chính sách nhất quán của chúng ta là tôn trọng, tạo sự công bằng trong đối xử với các tôn giáo. Nó sẽ không đạt được nếu chúng ta bỏ qua ngoài tai những ý kiến các chủ thể khác. Và riêng với giáo hội Phật giáo (có thể là ý kiến của một số cá nhân trong tôn giáo này), Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes còn có tội lỗi lớn đối với tôn giáo này nên vinh danh họ, cũng đồng nghĩa chúng ta đang đối lập lại Phật giáo…

Hi vọng rằng những nhà chức trách, những cá nhân liên quan không vì những tiếng nói ủng hộ, những đề xuất đã có mà làm tổn hại đến những chủ thể khác, trong đó có quyển “Lịch sử Việt Nam” của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành năm 1971 và Giáo hội Phật giáo.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây