Trang chủ Luận bàn - Phản biện Hội nghị đối thoại Đồng Tâm: “Đại đa số người dân Đồng...

Hội nghị đối thoại Đồng Tâm: “Đại đa số người dân Đồng Tâm là tốt. Chỉ có một nhóm nhỏ cố tình làm mất an ninh trật tự”

151
0

“Dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm” đây là những gì diễn ra tại Hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn do Thanh tra Chính phủ và Chính quyền TP Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 25/11.

Hội nghị đối thoại Đồng Tâm: “Đại đa số người dân Đồng Tâm là tốt. Chỉ có một nhóm nhỏ cố tình làm mất an ninh trật tự”

Tại Hội nghị, đại diện nhân dân xã Đồng Tâm đã phát biểu ý kiến, đặt câu hỏi đề nghị làm rõ hơn một số nội dung Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 và nêu một số thắc mắc của người dân trên địa bàn. Đáng chú ý, đa số các ý kiến bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 của Thanh tra thành phố Hà Nội và Thông báo số 611/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Nhiều ý kiến đánh giá cao buổi đối thoại, coi đây là minh chứng về tinh thần dân chủ, gần dân, trọng dân của cơ quan nhà nước.

Ông Trần Ngọc Viễn (thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm), một trong 14 hộ dân sử dụng đất trong khu vực sân bay (hiện cả 14 hộ đã nhận tiền đền bù, ký cam kết bàn giao mặt bằng) cho biết, gia đình ông đồng tình với chủ trương giải phóng mặt bằng của Nhà nước nên đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ và ký cam kết bàn giao mặt bằng vì hiểu rõ đây là đất quốc phòng và người dân phải có trách nhiệm chấp hành pháp luật, tạo điều kiện để quân đội xây dựng lực lượng, bảo vệ nhân dân.

“Tôi khẳng định đây là đất sân bay, vì từ khi tôi ở đây, liên tục có cán bộ quân đội xuống nhắc nhở không được xây dựng nhà ở, không được đào xới”, ông Trần Ngọc Viễn nói.

Ông Phạm Đức Hinh (một thương binh tại Đồng Tâm) cũng khẳng định: “Chúng tôi luôn ủng hộ nhà nước trong các chính sách an ninh quốc phòng. Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ, giấy tờ pháp lý liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương, nâng cao đời sống người dân”.

Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm – Ông Nguyễn Quyết Thắng quả quyết: “Nếu đất “đồng Sênh” mà của xã Đồng Tâm thì tôi xin chịu kỷ luật. Vì khi tôi làm cán bộ xã, không được bàn giao gì cả”. Ông Nguyễn Quyết Thắng cũng cho rằng, đến nay, ngoài nhóm “Đồng thuận” do ông Lê Đình Kình đứng đầu, toàn bộ người dân Đồng Tâm đều đồng tình với Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 của Thanh tra thành phố cũng như Thông báo số 611/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Ông Nguyễn Quyết Thắng bày tỏ: “Đại đa số người dân Đồng Tâm là tốt. Chỉ có một nhóm nhỏ cố tình làm mất an ninh trật tự”.

Ông Nguyễn Quyết Thắng cũng đề nghị, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản ánh với Quốc hội thực tế, vụ việc xã Đồng Tâm có thể không đến mức phức tạp nếu một vài đại biểu Quốc hội không tham gia ủng hộ nhóm “Đồng thuận”.

“Những đại biểu này về Đồng Tâm nhưng chỉ nghe nhóm “Đồng thuận” rồi phát biểu ý kiến, trong khi 14 hộ dân sử dụng đất quốc phòng là nhân chứng thì họ không tiếp xúc”, ông Nguyễn Quyết Thắng phản ánh.

Như vậy có thể thấy rõ, hơn 2 năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan Trung ương, chính quyền các cấp của TP Hà Nội, đại bộ phận người dân tại xã Đồng Tâm đã hiểu rõ sự thật: “ở xã Đồng Tâm chỉ có đất quốc phòng, không tồn tại khu vực gọi là đất “đồng Sênh”; và bày tỏ sự ủng hộ với nhà nước trong các chính sách an ninh quốc phòng, đồng thời mong muốn sự việc sớm được giải quyết dứt điểm, pháp luật phải được tôn trọng và thực thi, vì chỉ có như vậy, đời sống người dân xã Đồng Tâm mới trở về bình yên như xưa./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây