Đề xuất của nhóm nguời đến từ Đại học Duy Tân đã bị phản thùng bởi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes.
Câu chuyện đã khơi mào cho những cuộc tranh luận nảy lửa xung quanh chuyện hai vị Giáo sỹ này trong công trạng với Chữ Quốc ngữ và bối cảnh họ đến VN, động cơ họ tạo ra chữ Quốc ngữ… rồi nhiều sự so sánh, đối chiếu bên lề khác… Có vô số, ti tỉ những câu chuyện được nói đến xung quanh chuyện này và cơ hồ sự việc đã, đang làm thoát lộ nhiều chuyện. Trong đó cái rõ ràng hơn cả là tư tưởng của những kẻ đang ra sức tấn công lại 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, ủng hộ việc đặt tên đường.
Nói theo lẽ thường thì người ta có quyền chọn lựa nội dung, câu chuyện để cùng luận bàn, cùng đưa ra chính kiến. Nhưng một điều dễ thấy là: Đây không phải là lần duy nhất trong năm 2019 chứ không nói đến thời gian gần đây Đà Nẵng hay nhiều địa phương khác triển khai xem xét việc đặt tên, gắn biển đường cho các danh nhân, những người mà công lao, tên tuổi họ xứng đáng được vinh danh ngợi ca.
Nhưng có một sự thật mà chúng ta dễ nhận ra và cũng phải nói ra, đó là lần đầu tiên một câu chuyện đặt tên đường lại gây ra nhiều sự tranh cãi và phân luồng dư luận lớn đến thế. Những người phản đối đương nhiên họ đã đưa ra lí do và những người ủng hộ cũng đã có động thái đáp trả. Song, đã có ai lắng lại một tí để đặt ra một câu hỏi rất bình thường nhưng không dễ gì trả lời.
Đó là tại sao những người ủng hộ lại sống chết, cực đoan đến thế trong sự việc này? Bình thường họ có thế đâu?
Ở đây, Mõ hoàn toàn không định kiến hay sử dụng chuyện ý thức hệ gì đó để định hình, nhận định sự việc nhưng họ (những người ủng hộ) đã bị chi phối đặc biệt về chuyện này, dù trước đó họ dửng dưng với những cá nhân khác được gợi ý đặt tên đường nhưng sau đó bị chính cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này (chính quyền các cấp từ chối)…
Theo dõi rõ hơn, cụ thể hơn về điều này thì đại đa số những người phản đối hoặc là người có đạo (theo Công giáo) hoặc những kẻ đang hô hào “thoát Trung”, chặn đứng những mưu đồ bành trướng gì đó của TQ để thực thi những trò chống lại, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN…
Và như thế, câu chuyện đã bị đưa vào thế có vấn đề, thế có điều kiện, hay nói cách khác, họ bảo vệ, họ ủng hộ vì họ có những “lợi quyền”, những động cơ về mặt tinh thần trong đó. Tinh thần đồng đạo, vinh danh tôn giáo mình khiến cho một bộ phận người Công giáo (bao gồm chức sắc, giáo dân) quyết sống, quyết chết bảo vệ cho quan điểm của mình. Rồi cũng chính những mưu đồ cá nhân, khiến những kẻ được nhận diện dưới danh xứng “dân chủ” lại xếp hàng để thực hiện điều đó.
Và đến một lúc, nhìn qua, nhìn lại thì mới hay đấy là những người ủng hộ đối với việc đặt tên đường thì mới hay: Họ đang nói lí lẽ, đang chỉ ra cho người khác thấy những người phản đối là chủ quan nhưng chính họ mới là những kẻ đang đưa cái chủ quan của mình để áp đặt lên người khác….
Câu chuyện sẽ chẳng đi đến đâu nếu như vấn đề chưa có sự đồng thuận, có vấn đề vào ra. Nhưng ít nhất, đến lúc này, nó đã góp phần làm giải mã không ít thứ bên lề….
Nguồn: Mõ làng