Trang chủ Loa Phường Nghề hoạt động: “hy sinh cho xã hội” hay làm công ăn...

Nghề hoạt động: “hy sinh cho xã hội” hay làm công ăn lương?

164
0

Ngày 15/11/2019, khi Đinh Phương Thảo (nhân viên của tổ chức VOICE) đáp máy bay từ Bangkok về Hà Nội sau 4 năm hoạt động ở nước ngoài, Thảo đã bị an ninh tạm giữ trong 8h để trao đổi. Nhân đó, các thành viên của VOICE (như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Vi Yên), cùng các nhóm chịu ảnh hưởng của họ (như Green Trees, Hate Change), đã làm truyền thông để công kích chế độ, ca ngợi Thảo, và kêu gọi độc giả làm nghề “nhà hoạt động” như Thảo.

Nghề hoạt động: “hy sinh cho xã hội” hay làm công ăn lương?

Các bài viết của họ có 3 ý chính:

Thứ nhất, họ tường thuật quá trình hoạt động của Thảo, để ca ngợi học vấn và thành tích của cô này. Theo đó, năm 2015, Thảo tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, gia nhập nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, đi biểu tình. Năm 2016, Thảo điều phối Green Trees, đồng tổ chức chiến dịch hỗ trợ các “ứng cử viên độc lập” trong đợt bầu cử Quốc hội, thành lập nhóm Hate Change; và đi học khóa đào tạo 6 tháng của VOICE, sau đó làm cho VOICE, đi nhiều nước. Việc Thảo “được chọn làm người phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sỹ” đã khẳng định đẳng cấp của cô này.

Thứ hai, họ ca ngợi hình mẫu “nhà hoạt động”, và kêu gọi độc giả bắt chước Thảo làm nghề này. Nguyễn Vi Yên mô tả các “nhà hoạt động” như những người “sống vì xã hội”, đang can đảm hy sinh để xã hội trở nên tốt đẹp hơn; đồng thời nói rằng ai cũng có thể trở thành “nhà hoạt động”, dù đây là một nghề sang chảnh vì được ra sách, đi nước ngoài, đi điều trần trước Liên Hiệp Quốc. Phạm Đoan Trang mô tả “nhà hoạt động” như những người can đảm, hy sinh vì cộng đồng; sẵn sàng vứt bỏ mọi ước mơ, cơ hội mà họ có được nhờ đi nước ngoài, chỉ để đổi lấy việc bị thất nghiệp, theo dõi, đánh đập, bắt bớ khi về Việt Nam.

Thứ ba, họ công kích rằng Nhà nước Việt Nam đã vi phạm nhân quyền khi tạm giữ Thảo, đã “bóp chết ước mơ” của Thảo.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy việc Đinh Phương Thảo, Nguyễn Vi Yên và Phạm Đoan Trang “hy sinh cho xã hội” là không rõ ràng, vì 3 lý do.

Thứ nhất, xã hội không nhờ vả họ hoạt động, họ tự chọn con đường này cho mình.

Thứ hai, cả 3 “nhà hoạt động” này đều là nhân viên hưởng lương của tổ chức VOICE, và đã nhận tiền thì đương nhiên phải làm việc. Cần nhớ rằng lương táng của VOICE không nhỏ, đủ để “nhà hoạt động” Nguyễn Anh Tuấn xây một nhà nghỉ cho thuê và đi học trường Việt Nhật ngay sau khi về nước.

Siêu hơn Tuấn, ngoài cạnh khoản thu nhập chính thức – bao gồm tiền lương biên tập viên Luật khoa Tạp chí (1000 USD/tháng), tiền lương ở VOICE, và thu nhập từ các dự án của Green Trees (đến từ các khoản đầu tư của PIN và NED) – “nhà hoạt động” Phạm Đoan Trang còn kiếm được tiền từ các đợt tặng sách mang màu sắc thiện nguyện của mình. Cụ thể, vì Đoan Trang quyên góp 200 triệu VNĐ để in 2000 cuốn sách trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua, lượng tiền quyên được cho mỗi cuốn sách là 100 nghìn VNĐ, nhỉnh hơn một chút so với giá bán sách trên Amazon. Do chi phí để in và chuyển phát sách mỗi cuốn sách ở Việt Nam là khoảng 40 nghìn VNĐ, Trang lãi khoảng 120 triệu VNĐ nhờ đợt “tặng sách” kéo dài 2 tháng.

Thứ ba, không thể nói rằng các “nhà hoạt động” đã hy sinh cho xã hội khi chọn về nước, thay vì tị nạn ở nước ngoài. Họ ra nước ngoài bằng tiền của VOICE tài trợ, để dự khóa đào tạo chống Cộng của VOICE, học xong đương nhiên họ phải về nước chống Cộng.

Qua cách Đoan Trang viết về Đinh Phương Thảo, có thể thấy cô đang hơi bị ám ảnh về việc đi nước ngoài. Hy vọng phong trào dân chủ sớm cơ cấu một suất tị nạn chính trị cho Trang, để cô khỏi tâm tư mà sao nhãng công cuộc cứu dân cứu nước.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây