Các anh chị ba que đu càng và một bộ phận người Việt thuộc nhóm tự nhục nghĩ gì khi xem những hình ảnh này?
Từ công nghệ hàng không dân dụng, máy bay không người lái phục vụ mục đích quân sự, dân sự đến công nghệ vũ trụ và các loại tàu ngầm… đều được chế tạo, sản xuất trong nước.
Triển lãm “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra ngày 29-30/11 quy tụ 60 gian hàng giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ đặc sắc, có giá trị thương mại cao, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống đến từ khối kinh tế doanh nghiệp/tập đoàn.
Một bộ phận được thiết kế theo đơn đặt hàng của ngành hàng không. Thiết bị này được lắp đặt cho máy bay A320Neo/C919, có chức năng cung cấp đường đi cho luồng không khí có áp suất cao sinh ra từ bộ phận nén khí, đồng thời hỗ trợ cánh quạt stator.
Thiết bị thuộc gian hàng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Máy bay điều khiển từ xa Dragonfly 26 được giới thiệu tại gian hàng của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Thiết bị lặn không người lái Dolphin kích thước 2100x250cm, nặng 80 kg, lặn tối đa 50m trong thời gian 6-8h. Thiết bị điều khiển hành trình, trực tiếp hoặc tự hành phục vụ hoạt động quan trắc, đo đạc… Đây là sản phẩm đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội.
Bộ dây điện của xe ô tô KIA New Cerato tại gian hàng của Thaco.
Mô hình vệ tinh PICODRAGON (tỷ lệ 1:1) là vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo hoạt động thành công trên quỹ đạo. Thiết bị được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vệ tinh có nhiệm vụ truyền thông, đo đạc thông số vệ tinh vũ trụ, chụp ảnh trái đất, thời gian phóng 19/11/2013 từ Trạm vũ trụ Quốc tế. Thời gian hoạt động 3 tháng (thiết bị bên trái).
NanoDragon phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ từ 2017 đến 2020 (thiết bị bên phải).
Máy bay không người lái phun thuốc, bón phân thiết lập quỹ đạo bay tự động bằng giao diện phần mềm cài đặt trên thiết bị di động thông minh. Thiết bị có thể tự động bay về khi hết thuốc, được thiết kế, chế tạo bởi đội ngũ khoa học, kỹ sư Đại học Bách khoa TpHCM.
Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục.
Máy bay không người lái HRU-150 có khả năng truyền dữ liệu cự ly truyền video 50km tại địa hình đồi núi và 80km địa hình biển; chế độ bay tự động hoặc điều khiển bằng tay, tự động quay về vị trí xuất phát khi mất tín hiệu điều khiển; thời gian bay 90-120 phút tốc độ 300km/h trần bay 5km. Thiết bị trưng bày tại triển lãm trong khuôn khổ sự kiện 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ.
St
Khoai@
Nguồn: Tre làng