Trang chủ Diễn đàn dân chủ Toàn cảnh phiên xử luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn...

Toàn cảnh phiên xử luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế

202
0

Toàn cảnh phiên xử luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế

Trong 3 ngày 13, 14 và 15/11/2019, Tòa án Nhân dân thành phố Nha Trang đã xử sơ thẩm luật sư Trần Vũ Hải, về cáo buộc phạm tội trốn thuế trong một vụ giao dịch mua bán đất ở địa phương này. Kết quả, tòa tuyên vợ chồng ông Hải chịu 12 tháng cải tạo không giam giữ và nộp mỗi người 20 triệu VNĐ tiền phạt.

Vì Trần Vũ Hải đóng vai trò quan trọng trong các nhóm luật sư chuyên bào chữa cho giới chống đối và “dân oan”, từ khi ông Hải bị truy tố đến nay, giới chống đối và giới luật sư bất mãn đã liên tục làm truyền thông công kích phiên tòa. Phiên tòa cũng diễn ra với một loạt các tình tiết căng thẳng, xuất phát từ tác động của cả giới luật sư lẫn hệ thống chính trị.

Cụ thể, hơn 60 luật sư đăng ký bào chữa cho ông Hải, trong đó có 42 luật sư được chấp nhận, khiến dư luận cho rằng phiên tòa “đạt kỷ lục” về số lượng luật sư. Trong 3 ngày diễn ra phiên tòa, công an chặn các con đường gần tòa, phá sóng trong tòa, buộc người ra vào tòa phải trải qua 3 vòng kiểm tra an ninh, đồng thời ngăn các luật sư mang điện thoại di động và laptop. Do số luật sư bào chữa quá đông, dẫn đến thiếu chỗ ngồi, họ không được cung cấp bàn làm việc. Ngoài ra, chỉ những phóng viên có tên trong danh sách mới được phép vào dự tòa để đưa tin.

Lúc đầu, do nghĩ rằng phiên xử chỉ kéo dài từ ngày 13 đến 14/11, nhiều luật sư đã đặt vé máy bay khứ hồi từ trước. Tuy nhiên, khi nghe tòa thông báo rằng phiên xử dự tính kéo dài 5 ngày (do số luật sư quá đông), vợ chồng Trần Vũ Hải xin cấp thủ tục bào chữa thêm cho 5 luật sư, nhưng không được tòa chấp nhận. Khi luật sư Nguyễn Duy Bình đề nghị được nói về vấn đề này trong ngày xét xử thứ hai (hôm 14/11), nhưng không được tòa chấp nhận, ông Bình chuyển sang “nói” bằng cách hỏi đi hỏi lại vợ chồng Trần Vũ Hải, là thân chủ của mình. Khi chủ tọa đề nghị ông Bình rời khỏi phiên tòa do cố tình vi phạm, ông Bình tiếp tục nán lại nói, dẫn đến việc chủ tọa cử một nhóm cảnh sát tư pháp đến “kẹp cổ, xốc nách” ông để đưa ra khỏi phiên xử.

Trong và sau phiên tòa, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã tận dụng những tình tiết căng thẳng vừa kể để bào chữa và ca ngợi Trần Vũ Hải, phê phán hệ thống tư pháp của Việt Nam, công kích chế độ chính trị của Việt Nam. Gia đình Trần Vũ Hải và nhóm luật sư bào chữa dẫn đầu hướng tuyên truyền này bằng các thông cáo báo chí của Trần Vũ Hải, biên bản phiên tòa ghi bởi luật sư Ngô Anh Tuấn, và bài viết của các luật sư còn lại. Những nhóm chống đối từng cộng tác với Trần Vũ Hải, như Diễn đàn Xã hội Dân sự hoặc “dân oan” Đồng Tâm, chủ yếu nhắc lại thông tin và lập luận của các luật sư. Trong khi đó, Lê Công Định và Tuấn Khanh tận dụng phiên tòa để kêu gọi thành lập tổ chức của giới luật sư và tung tin đồn nội chính.

Các thông điệp tuyên truyền chính của những nhóm người vừa kể được thể hiện trong bảng sau:

Chủ đề Nội dung tuyên truyền
Chứng minh Trần Vũ Hải vô tội _ Khoản 11, Điều 2, Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định: “a) Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.” Như vậy, “căn cứ theo mức giá 2,14 tỷ đồng mà cơ quan thuế đã áp, và đã thu số tiền thuế hơn 42 triệu đồng”, có thể thấy “nhà nước đã thu đủ, không có việc thất thu thuế”._ Trần Vũ Hải “không thể là đối tượng bị xử lý hay quy tội trốn thuế trong vụ này vì là bên mua”, “không phải là người có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng bất động sản do đó theo các quy định của Luật Quản lý Thuế”.
_ Hơn 1 năm trước, công chứng viên Phạm Anh Tuấn đã gọi điện cho Trần Vũ Hải báo rằng: “Vụ việc nhận chuyển nhượng nhà của anh đang bị công an xác minh và cho rằng có vấn đề về thuế!”. “Họ có thể triệu tập em nhưng không thể nào xử lý được em! Hầu hết người dân Nha Trang đều làm như vậy, trong đó có rất nhiều các quan chức lãnh đạo chính quyền và cơ quan pháp luật ở tỉnh Khánh Hoà hoặc thân nhân của họ cũng làm như vậy. Những tài liệu hồ sơ liên quan đến những quan chức này hoặc người thân của họ em đều nắm giữ. Nếu họ động đến em, em sẽ tung hê, nên khôn ra, họ sẽ phải “biết điều” với em.”
Ca ngợi Trần Vũ Hải _ Trong lời phát biểu trước tòa hôm 15/11, Trần Vũ Hải viết rằng mình bị vu oan “vì đam mê công lý, dấn thân”, “từng giải oan cho hơn 60 người dân vô tội”…
Công kích hệ thống tư pháp và tình trạng tự do ngôn luận của Việt Nam _ Việc công an chặn các con đường gần tòa, phá sóng trong tòa, buộc người ra vào tòa phải trải qua 3 vòng kiểm tra an ninh_ Việc các luật sư không được mang điện thoại di động và laptop, không được có bàn làm việc; trong khi phía công tố và hội đồng xét xử được cung cấp đầy đủ các phương tiện đó
_ Việc chỉ phóng viên có tên trong danh sách mới được phép vào dự tòa để đưa tin
_ Việc luật sư Nguyễn Duy Bình bị “kẹp cổ, xốc nách” để đưa ra khỏi phiên xử
_ Việc sau khi tuyên án các bị cáo, tòa “cắt điện”, “tắt đèn”, khiến các luật sư không đọc được biên bản phiên tòa, để bắt bẻ rằng đây là “án chỉ đạo”
_ Cho rằng tòa cố tình “câu giờ”, khiến phiên xử kéo dài hơn mức các luật sư dự tính.
Đặt giả thuyết về lý do Trần Vũ Hải bị truy tố _ Truy tố ông Hải là để triệt hạ ông, ngăn ông tiếp tục “bảo vệ công lý”, bảo vệ “dân oan” và “tù nhân lương tâm”._ Lê Công Định: Truy tố ông Hải là để ngăn ông ứng cử vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội; bởi ông Hải có thể đắc cử, do “có uy tín trong giới”.
_ Lê Công Định: Truy tố ông Hải là để ngăn ông bào chữa cho Trương Duy Nhất (vốn là thân chủ của Hải 4 năm trước); do Nhất “có thể cung cấp những hồ sơ mật liên quan đến các quan chức cao cấp”, và “sự có mặt của Hải” “có thể đưa vụ án đến những diễn biến bất ngờ”.
_ Nguyễn Ngọc Già: Việc truy tố ông Hải là đòn đánh vào thế lực từng thuộc về ông Nguyễn Bá Thanh, do Trương Duy Nhất thân với ông Thanh.
Kêu gọi lập hội _ Tuấn Khanh & Lê Công Định: Sau phiên tòa, hơn 60 luật sư đăng ký bào chữa cho ông Hải nên lập một “hội luật sư độc lập”.

Vậy “luật sư oan” Trần Vũ Hải đã bị oan như thế nào? Mời các bạn đọc bài phân tích của nhà báo Đặng Thị Hàn Ni:

Toàn cảnh phiên xử luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế

Về lý do khiến Trần Vũ Hải bị truy tố, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến như sau:

Thứ nhất, nếu ông Hải muốn “bảo vệ công lý”, ông nên bắt đầu bằng việc không trốn thuế, không khai man hợp đồng.

Thứ hai, Lê Công Định phải rất hài hước mới đùa rằng ông Hải có thể trúng cử Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội.

Thứ ba, dư luận nên nhớ rằng Trương Duy Nhất bị bắt vì cáo buộc lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để mua bán nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí, khi giữ chức Trưởng Văn phòng Đại diện của báo này. Khi Lê Công Định và Nguyễn Ngọc Già viết rằng ông Nhất tham gia sâu vào “nhóm lợi ích” của ông Nguyễn Bá Thanh, dường như họ đã góp phần khẳng định cáo buộc đó. Cách bình luận của họ cho thấy Trương Duy Nhất là kẻ viết thuê cho một “nhóm lợi ích” tham nhũng, chứ không phải là một “nhà báo độc lập” hay “nhà hoạt động độc lập”.

Tiếc rằng sau phiên tòa vừa qua, chúng ta sẽ không được xem luật sư trốn thuế Trần Vũ Hải bào chữa cho nhà báo tham nhũng Trương Duy Nhất, trong khi phong trào dân chủ tôn cả hai ông này thành những đấng hy sinh vì công lý, nhân quyền, dân tộc.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây