Trang chủ Loa Phường “Đứng cùng Hong Kong” gây ngộ độc thông tin như thế nào?

“Đứng cùng Hong Kong” gây ngộ độc thông tin như thế nào?

210
0

Giữa tháng 11/2019, người biểu tình Hong Kong đã chiếm 5 trường đại học, và viết thư xin quốc tế can thiệp vào Hong Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”, để quảng bá cho cách mạng đường phố và khuếch trương thanh thế. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thông tin trong phong trào này vận hành theo những quy luật riêng, có cả ưu điểm lẫn nhược điểm.

“Đứng cùng Hong Kong” gây ngộ độc thông tin như thế nào?

Như đã đề cập, phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” chủ yếu sử dụng tin, ảnh trên các trang mạng xã hội của người biểu tình Hong Kong. Vì vậy, cấu trúc thông tin của phong trào này tổng hợp các đặc điểm của mạng xã hội, của người biểu tình Hong Kong, và của giới chống đối ở Việt Nam, thành một mô hình như sau:

Phương diện Cấu trúc Lý do
Thời gian _ Dòng thời gian bị băm vụn. Thay vì tường thuật đầy đủ chuỗi sự kiện ở Hong Kong theo trình tự thời gian, họ bẻ vụn nó thành từng khoảnh khắc xung đột giữa người biểu tình và chính quyền, mỗi bài viết chỉ xoay quanh 1 khoảnh khắc.
_ Thời gian được cảm nhận theo nhịp điệu khẩn cấp, gấp gáp, không có khoảng lặng để nghỉ ngơi hoặc suy nghĩ. Một mặt, phong trào chỉ đăng tải những hình ảnh và thông điệp thể hiện tính khẩn cấp, đòi hỏi phản ứng nhanh (VD: tin nhắn kêu cứu; cảnh bạo lực, đổ máu, cháy nổ…). Mặt khác, phong trào đăng bài với số lượng rất lớn, tốc độ dồn dập liên tục, khiến độc giả không có cơ hội dừng lại để suy nghĩ, hoài nghi, hoặc đọc các thông tin khác.
_ Quá khứ bị xóa. Các bài viết cũ bị trôi, khó truy ngược lại.
_ Tương lai mang tính tiên tri (VD: “dân chủ tất yếu thắng trên toàn cầu”; hoặc “Trung Quốc chiếm xong Hong Kong, sẽ chiếm Việt Nam và cả thế giới”).
_ Đặc điểm của mạng xã hội.
_ Tâm lý đám đông.
_ Nhu cầu sử dụng thông tin giật gân và thông điệp kích động để tăng hiệu quả tuyên truyền.
_ Tình thế bế tắc, hỗn loạn mà người biểu tình Hong Kong đang gặp phải.
Không gian Phân mảnh về mặt hình khối, đồng nhất về mặt màu sắc.
Cụ thể:
_ Về mặt hình khối: Dùng nhiều ảnh chụp, clip, status ngắn hơn các phóng sự dài. Dùng nhiều chuyện kể và cảm nhận cá nhân hơn các bài đưa ra cái nhìn toàn cảnh. Nhấn mạnh vào cảnh đổ vỡ, cháy nổ, va chạm, thương vong. Tranh cổ động và “Bức tường Lenon” được tạo hình từ các mảnh giấy, mảnh báo, mảng màu nhỏ ghép lại với nhau; thay vì bằng các hình khối lớn và đồng nhất như tranh, tượng tuyên truyền của các đảng Cộng sản. Người biểu tình ưu tiên chiến thuật “phân tán như nước” hơn các đội hình diễu hành ngay ngắn.
_ Về mặt màu sắc: Trang phục và đồ họa đều mang màu đen và vàng chóe (giống màu của ong, rắn độc hoặc biển cảnh báo giao thông; tạo cảm giác nguy hiểm, xung đột một mất một còn)
_ Đặc điểm của mạng xã hội, smartphone và crowdfunding
_ Các lý thuyết về dân chủ, xã hội dân sự, cách mạng không lãnh đạo thời Internet
_ Đen là màu được chọn cho cuộc biểu tình kỷ niệm 30 năm sự kiện Thiên An Môn (04/06/2019), nhằm thể hiện sự “đau buồn” hoặc “phẫn nộ” của người biểu tình.
Con người * Về cách chia phe:
_ Chia phe và đoàn kết nội bộ dựa trên kẻ thù chung. Người biểu tình Hong Kong, giới chống đối Việt Nam và các nước phương Tây được xếp vào cùng phe “thế giới tự do”; vì họ có kẻ thù chung là Cộng sản (dư âm từ Chiến tranh Việt Nam) và Trung Quốc (ảnh hưởng từ lịch sử Việt Nam và sự kiện Tư Chính). Họ bám chặt lấy cách chia phe này, dù trong thực tế phương Tây đang từ chối “Đứng cùng Hong Kong”.
_ Phán xét con người dựa trên việc họ chọn phe nào, thay vì dựa trên pháp luật hoặc hệ giá trị dân chủ. (VD: Người biểu tình là “tốt”, là “nạn nhân”, là “giàu tình yêu” và “can đảm”; dù họ bạo động gây chết người, tung tin giả và đầu hàng. Cảnh sát là “xấu, là “ma quỷ”; dù họ tuân thủ pháp luật và hành xử chuyên nghiệp trong hầu hết các trường hợp. Người đứng trung lập là “hèn nhát”, “vô cảm”, là “động vật chỉ biết đến nồi cơm”; dù nhiều khi quan điểm của họ không trái với các nguyên tắc duy lý, dân chủ và bất bạo động.)
_ Kỳ vọng rằng hai phe sẽ đối đầu một mất một còn. (VD: dùng phổ biến các cụm từ “máu”, “chiến sĩ dân chủ”, “thà chết không đầu hàng”… Xóa, chặn các bình luận của người khác chính kiến, dù chúng không vi phạm nội quy của fanpage hoặc group.)
* Về cách phối hợp hành động:
_ Bắt đầu dùng mạng xã hội để bắt chước chiến thuật “nước” của người biểu tình Hong Kong, trên 4 điểm: (1) không có lãnh đạo tập trung; (2) hành động đơn giản, dễ bắt chước; (3) tập hợp nhanh rồi giải tán, (4) giấu danh tính.
* Về cách lan tỏa:
_ Nhấn mạnh các yếu tố “trẻ” (VD: “sinh viên”, ảnh đôi lứa hôn hít); “bình dân” và đông (VD: “người bình thường”, “ai cũng có thể”; tuyên truyền bằng gương mặt giải trí đại chúng); “thương xót” (VD: ảnh chụp máu me, lời kêu cứu).
* Về cách chia phe:
_ Di sản lịch sử của Việt Nam.
_ Cả người biểu tình Hong Kong lẫn giới chống đối Việt Nam đều đang ở thế bế tắc, cần phương Tây can thiệp.
_ “Đứng cùng Hong Kong” là một cách để giới chống đối Việt Nam thổi phồng lực lượng, triển vọng và tính chính đáng của mình.
* Về cách phối hợp hành động và lan tỏa:
_ Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của các cuộc cách mạng đường phố, bao gồm Hong Kong
_ Đặc điểm của mạng xã hội, smartphone và crowdfunding

Như vậy, phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” có điểm mạnh là đông, phi tập trung, khó ngăn chặn về mặt tổ chức và pháp luật. Tuy nhiên, họ có điểm yếu là tự mâu thuẫn với chính mình – cả về những lý tưởng mà họ nhân danh lẫn những gì họ từng viết trong quá khứ.

Chẳng hạn, trong khi mục đích ban đầu của đợt biểu tình là đòi giữ nguyên mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”; hiện cả một bộ phận không nhỏ người biểu tình ở Hong Kong lẫn những fan của họ ở Việt Nam đã dồn hết sự chú ý sang vấn đề đòi ly khai khỏi Trung Quốc, đòi lệ thuộc vào phương Tây, đòi lật đổ chính quyền Đại lục, cùng những đòn trả đũa bằng bạo lực qua lại giữa phe biểu tình và phe thân chế độ. Cách làm này bẫy hai bên vào xung đột một mất một còn, và đợt biểu tình càng kéo dài thì mục đích ban đầu càng khó có thể đạt được.

Về mặt cá nhân, “Đứng cùng Hong Kong” có thể gây ngộ độc thông tin. Nó băm vụn tư duy của bạn thành những status trên mạng xã hội; ám ảnh bạn bằng những “tin shock” cùng những lời tiên tri; và thu hẹp hiểu biết của bạn trong định kiến của phe phái. Bạn tưởng đợt biểu tình ở Hong Kong là một sự kiện lịch sử vĩ đại của thế kỷ 21, trong khi nửa tá cuộc các mạng đường phố tương tự đã thất bại trong thập kỷ vừa qua, và những chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa trong thế kỷ 20. Hong Kong chẳng có gì đáng sợ hay đáng mừng, đã đến lúc bạn tắt máy tính và đi ngủ.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây