Đằng sau phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”

Đằng sau phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”

Ngày 12/11/2019, khi phong trào biểu tình đòi tự trị, đòi thay đổi chế độ ở Hong Kong tăng mức bạo động, người biểu tình đã chiếm 5 trường đại học ở thành phố này, và viết thư xin quốc tế can thiệp vào Hong Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”, để quảng bá cho cách mạng đường phố và khuếch trương thanh thế. Vậy ai đang tham gia phong trào này?

Các hoạt động tuyên truyền trong phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” có 3 nét nổi bật về mặt nhân sự.

Thứ nhất, nhân sự của phong trào chủ yếu share lại bài viết, hình ảnh từ các trang mạng xã hội của người biểu tình Hong Kong; chứ không sàng lọc hoặc tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Vì vậy, dư luận mà họ tạo ra ở Việt Nam có nội dung, tính chất giống hệt dư luận của người biểu tình Hong Kong vào cùng thời điểm. Chẳng hạn, dư luận ở Việt Nam cũng nổi lên để hưởng ứng lời “kêu cứu” của sinh viên Đại học Trung văn hôm 12/11; và cũng sử dụng các khẩu hiệu, ảnh tuyên truyền, tin giả… giống hệt dư luận của người biểu tình Hong Kong. Như vậy, các trang mạng ở Việt Nam đã trở thành cánh cổng để đưa không gian “cách mạng đường phố” ở Hong Kong vào Việt Nam, thay vì tường thuật diễn biến này từ góc nhìn của người ngoài cuộc.

Thứ hai, lượng người tham gia tuyên truyền rất lớn, vì ít nhất 3 lý do.

Một: Người biểu tình Hong Kong sử dụng nhiều hình ảnh, trang phục, khẩu hiệu bắt mắt, tạo được hiệu quả truyền thông.

Hai: Ca ngợi người biểu tình Hong Kong là cách để hô hào “cách mạng đường phố” ở Việt Nam mà không vi phạm pháp luật, lại dễ được hưởng ứng do người Việt Nam ghét Trung Quốc.

Ba: Có nhiều nhân vật nổi tiếng (ca sĩ, MC, phóng viên…) kêu gọi ủng hộ người biểu tình Hong Kong, khiến quần chúng trung lập quan tâm đến vấn đề này. Họ tạo một hiệu ứng truyền thông tương tự hiệu ứng mà MC Phan Anh tạo ra trong vụ Formosa năm 2016. Các nhân vật nổi tiếng tham gia hướng tuyên truyền này phần nào vì lý do số 2 vừa nêu.

Thứ ba, dù lượng người tham gia tuyên truyền rất đông, vẫn có thể lọc ra một số tiếng nói quan trọng, có vai trò quyết định. Họ là những mắt xích nối dư luận Hong Kong với dư luận Việt Nam, nối giới chống đối với quần chúng trung lập, nối hoạt động trên mạng với hoạt động trên đường phố. Họ bao gồm:

Loại mắt xích Người, trang cụ thể
Nối dư luận Hong Kong với dư luận Việt Nam Cổng chính để đưa bài, ảnh từ các trang mạng của người biểu tình Hong Kong vào Việt Nam bao gồm:
_ Fanpage “Phong Trào Dù Vàng – Hồng Kông”, và group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông” do nó thành lập. Ann Đỗ là admin công khai của fanpage; trong khi group có một số admin khác trẻ hơn. Christine Nguyen (Killershark France) là một người có ảnh hưởng trong group.
_ Fanpage  “Ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong” (mới thành lập)
_ Hệ thống truyền thông của đảng Việt Tân, bao gồm các nhóm như Antichicom, và các cá nhân như Võ Hồng Ly.
Nối giới chống đối với cộng đồng mạng _ Các nhân vật giải trí: MC Phan Anh, Văn Mai Hương, Thái Thùy Linh, Mỹ Lệ, Nguyễn Sỹ Luân, Kyo York, Dưa Leo
_ Người trong giới xuất bản hoặc báo chí: Nguyễn Văn Phước (First News, Tiểu Vũ (Một Thế Giới), Lê Nguyễn Duy Hậu…
_ Người trong ngành giáo dục: Vũ Thế Dũng (cựu Hiệu phó ĐH Bách Khoa TP.HCM), Trần Trung Hiếu (phóng viên Tạp Chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu, trợ giảng ĐH Quốc gia TP.HCM)…
_ Trang tôn giáo: All For Jesus (đạo Tin Lành)
Nối hoạt động trên mạng với hoạt động trên đường phố Chủ yếu được thực hiện bởi nhóm Phạm Đoan Trang, nhóm “đánh BOT” và group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”. Cụ thể:
_ NXB Tự Do kêu gọi độc giả viết bài, làm thơ, chụp ảnh… để ca ngợi người biểu tình và chửi cảnh sát Hong Kong, để tập hợp thành cuốn sách “Hong Kong – Máu và Tình yêu”.
_ Một số thành viên Green Trees chụp ảnh với áo đen, khẩu trang đen và biểu ngữ “Stand with Hong Kong” hôm 19/11.
_ Ngô Oanh Phương (nhóm “đánh BOT”) mang ô vàng đến chụp ảnh trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM hôm 20/11.
_ Group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông” trở thành tụ điểm sinh hoạt, làm việc chung của cả giới chống đối lẫn quần chúng trung lập quan tâm đến chủ đề này. Chẳng hạn, đêm 20, rạng sáng 21/11, thành viên Nguyễn Han của group này lập một nhóm kín để tổ chức việc chụp ảnh “Stand with Hong Kong”, được rất nhiều người hưởng ứng.

Đằng sau phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”

Qua bức tranh toàn cảnh trên, có thể thấy các thành viên của phong trào “Đứng cùng Hong Kong” muốn làm cách mạng lật đổ, nhưng không sẵn sàng trả giá cho cuộc cách mạng này. Phong trào là một cơ hội để họ chống Cộng mà vẫn được an toàn – nhờ lấp sau danh nghĩa “ủng hộ nhân đạo”, sau đám đông, sau chiếc khẩu trang đen, sau các nick giả trên Facebook… Đáng tiếc, mối nguy hiểm lớn nhất mà họ đang đối mặt không phải là pháp luật, mà là sự hận thù mù quáng và những tính toán trục lợi của đám đông mà họ tham gia:

Đằng sau phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”

Đằng sau phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”

Đằng sau phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”

Hy vọng khi những biến loạn trôi qua, Hong Kong sẽ được hàn gắn và Việt Nam vẫn được yên bình, thay vì lặp lại những vụ bạo loạn đáng tiếc, như ở Bình Dương năm 2014 và ở Bình Thuận năm 2018.

Nguồn: Loa phường

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *