Trang chủ Luận bàn - Phản biện “Mất nước – chưa bao giờ dễ dàng đến thế!”hay đầu óc...

“Mất nước – chưa bao giờ dễ dàng đến thế!”hay đầu óc các vị có vấn đề?

192
0

MẤT NƯỚC – CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ! là tên một bài viết ngắn của Fbker Phạm Minh Vũ nhân chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký cho phép thí điểm “Khu kinh tế đặc biệt” ở Vân Đồn hôm 15-11 và việc Quốc hội thông qua luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; trong đó có quy định về Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển có sân bay quốc tế.

Vũ viết như sau: “Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký cho phép thí điểm “Khu kinh tế đặc biệt” ở Vân Đồn hôm 15-11 vừa qua, chỉ cách nhau 10 ngày, hôm qua ngày 25-11 Quốc hội bấm nút thông qua việc miễn thị thực cho người “Nước Ngoài” đến các Khu kinh tế đặc biệt ấy. 404 vị đại biểu đồng ý, khu kinh tế biển ấy nói thẳng ra là Đặc khu của Trung quốc cho dễ hiểu, giờ này chẳng có gì lập lờ nữa rồi.

Quá rõ ràng, rất đồng bộ, từ Chính phủ đến Quốc hội đã thực hiện chỉ thị của bộ chính trị một cách rất nhịp nhàng. Người dân vẫn say mê bóng đá hay còn bận lo nồi cơm nên không quan tâm, nhưng đây là điều đã bắt đầu một thời kỳ chẳng mấy sáng sủa với đất nước ta.

Miễn thị thực với các Đặc khu ấy là đồng nghĩa với việc mở toang các cánh cửa đang bảo vệ quốc gia. Người Trung quốc sẽ đến các Đặc Khu Vân Đồn, Vân Phong Phú Quốc ở và sinh sống với người bản địa mà không cần thị thực, các đặc khu nằm trong đất liền nhưng sát biển thì khác gì là cho người Trung quốc tự do đi lại như ở nhà nó?

Vì các dự án bất động sản ở Vân Đồn, Phú Quốc Và Vân Phong hơn 90% người Trung quốc đã mua các căn hộ đó rồi. Đến một thời điểm thuận lợi, TQ sẽ có chánh sách đòi tự trị thì đó là tai hoạ cho dân tộc VN.

MẤT NƯỚC – CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ!”.

Khá khen cho những phân tích cùng cái sologan không thể ấn tượng hơn của Fbker này trong câu chuyện được nói ở trên. Nhưn trước khi có đôi lời nói cùng thì Mõ xin xác nhận lại một thứ mà xem chừng đã trở thành chân lý xưa nay, chưa có gì làm thay đổi được. Đó là muốn làm giàu, muốn phát triển thì không thể suốt ngày ôm gối, nói và bàn đến những nguy cơ. Thay vì chúng ta quá quan tâm tới nó, lo sợ nó thì nên chăng chúng ta nên đối diện và tìm cách hóa giải nó, để mình đón nhận nhiều hơn cơ hội từ thế giới.

Vấn đề đặc khu kinh tế cũng thế. Không ai dám phủ nhận, nếu hình thành và vận hành theo mô hình của thế giới thì những nguồn lợi nó mang lại là kinh khủng. Đó cũng sẽ là đầu tàu, là động lực và cũng là nguồn thu khổng lồ cho một đất nước. Và dĩ nhiên để có được những cái lợi nhỡn tiền và bao trùm đó, nó sẽ không tự dưng mà có hay không khiến chúng ta phải đánh đổi. Mà sự đánh đổi là tất yếu, vấn đề có chăng là đánh đổi cái gì và đánh đổi thế nào mà thôi.

Tường thuật sau đây từ báo Thanh niên cho thấy rất rõ điều vừa được nói đến: “Chiều 25.11, Quốc hội đã thông qua luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Nhiều đại biểu nhất trí bổ sung trường hợp được miễn thị thực vào các khu kinh tế ven biển nhưng kèm theo các điều kiện cụ thể và giao Chính phủ quyết định. Một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, bổ sung các điều kiện về khu kinh tế ven biển cho đầy đủ và không để ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này, vì cho rằng bờ biển dài sẽ khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Có ý kiến đề nghị không miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển; cân nhắc các quy định liên quan đến “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”.

Giải trình, tiếp thu nội dung này trước khi luật được thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc bổ sung trường hợp được miễn thị thực là “vào khu kinh tế ven biển theo quyết định của Chính phủ” khi đáp ứng các điều kiện về sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt lãnh thổ với bên ngoài là bảo đảm chặt chẽ.

Đối với các khu kinh tế ven biển trong đất liền trải dài theo chiều dọc của đất nước không đủ điều kiện để áp dụng quy định này. Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc bổ sung quy định trên là cần thiết, vừa tạo thuận lợi cho người nước ngoài vào đầu tư, hoạt động tại khu kinh tế ven biển đủ điều kiện để phát triển khu vực này, vừa bảo đảm chặt chẽ về công tác quản lý nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Việc sử dụng cụm từ “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” cũng được giải trình là thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 và luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, tiếp thu ý các kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung điểm 3a vào dự thảo luật.

Theo đó, việc miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển “do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

……………………………………………..

Như vậy, cũng có nghĩa là các đại biểu, với tư cách là đại diện cho tiếng nói của người dân đã ít nhiều chấp nhận mạo hiểm nhưng như nội dung được tường thuật: Mạo hiểm có điều kiện. Nghĩa là khi nhận diện được các nguy cơ thì họ đã yêu cầu các cơ quan thực thi ở đây là Chính phủ, các, bộ, ngành địa phương liên quan phải tính đến yếu tố đảm bảo, không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Trên thực tế đây không phải là điều gì đó quá mới hay lần đầu tiên được đưa vào dự thảo hay các văn bản luật như thế này. Nhưng việc nó được nhấn mạnh, được coi trọng cũng có nghĩa nó đang được nâng tầm và sẽ là vấn đề được chú ý hàng đầu trong thời gian tới, khi các đặc khu được đi vào thí điểm làm nền tảng cho việc thực hiện đồng loạt (cùng lúc 3 đặc khu sau này) trên cơ sở luật Đặc khu kinh tế được ban hành..

Mất nước, mối quan hệ với ông bạn láng giềng TQ được nói nhiều khi Bộ Kế hoạch đầu tư thay mặt Chính phủ trình dự luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong. Làn sóng phản đối và những chuyện bên lề cũng khiến cho vấn đề trở nên nóng và được quan tâm đặc biệt. Đó cũng là lí do khiến Quốc hội tạm dừng việc thông qua dự luật vì những lo ngại được chỉ ra. Vậy nhưng, điều đó không có nghĩa nhà nước sẽ từ bỏ việc này, và thay vì chấp nhận theo dư luận thì nhà nước, cụ thể là Chính phủ đang có những cách làm thận trọng. Từ việc thí điểm tới thực hiện đại trà, đồng loạt ít nhiều cho thấy điều đó…

Vì lẽ đó, thiết nghĩ tiếng nói phản biện chỉ nên có và đặt ra khi mà Chính phủ xin ý kiến về dự thảo các quy định liên quan đảm bảo việc thực thi không xảy ra những hệ lụy đáng tiếc…. Mất nước, là điều không ai muốn do đó hãy đừng bạ đâu nói đó… Nó chỉ đến khi chính các bạn cứ mãi nói mà quên mất rằng, làm mới là điều quan trọng và thực dụng nhất!

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây