Trang chủ Đối tượng Bản chất cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền VN” và “Giải...

Bản chất cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền VN” và “Giải thưởng nhân quyền năm 2019”

198
0

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam vừa qua đã công bố kết quả Giải thưởng Nhân quyền năm 2019. Trong đó, giải thưởng đã được trao cho 3 cá nhân là Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định. Đây là hoạt động thường niên và bản chất của giải thường này là gì thì ai cũng đã biết rõ.

Cái gọi là Mạng lưới nhân quyền Việt Nam gồm những kẻ chống phá Nhà nước Việt Nam đã có “thâm niên”, như Nguyễn Thanh Trang, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Minh Cần, Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Chí Thiện… Mạng lưới này được lập ra từ năm 2002, với hàng loạt các hoạt động “chống cộng”, và “giải thưởng nhân quyền” được trao theo kiểu xếp hàng, lần lượt được trao cho các đối tượng có hoạt động tuyên truyền hoặc mưu đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam như: Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn…

Cũng như những năm trước đó, trò trao giải thưởng nhân quyền năm 2019 chẳng qua cũng chỉ là chiêu cũ rích, nhằm cổ xúy và hà hơi tiếp sức cho những cá nhân chống đối chính quyền ở trong nước của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Theo đó, những cá nhân được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam lựa chọn trao giải trong năm nay gồm Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định cũng vậy, đây đều là những đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam với những tội danh khác nhau.

Bản chất cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền VN” và “Giải thưởng nhân quyền năm 2019”

Các đối tượng Lê Công Định, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn

Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1971, trú quán tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng này từng bị bắt giam và kết án 2 lần. Lần đầu vào năm 2011 với án tù 2 năm về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Lần thứ hai vào năm 2017 cùng một số hội viên của tổ chức phản động “Hội Anh Em Dân Chủ”. Trong phiên tòa vào năm 2018, Nguyễn Trung Tôn bị kết án 12 năm tù và 3 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Trong khi đó, Nguyễn Đặng Minh Mẫn (34 tuổi) sau quá trình tham gia và hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân đã bị bắt vào ngày 31/7/2011 và bị đưa ra xét xử vào tháng 1/2013. Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bị tuyên phạt 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Lê Công Định, sinh ngày 01/10/1968, từng là thành viên của Đoàn luật sư TpHCM, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM 2005-2008, thành viên công ty luật DC Lawyers và giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lê Công Định. Đây là kẻ chuyên làm ra và đăng tải những bài viết kích động đấu tranh dân chủ đăng trên các trang mạng ở Hải ngoại, các bài viết có những nội dung để đánh lạc hướng dư luận, xuyên tạc nền kinh tế, chính trị Việt Nam. Lê Công Định luôn lợi dụng các bài viết để lồng nội dung kích động đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam.

Từ năm 2005, Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình là chủ tịch Đảng nhân dân hành động ở Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên “Đảng lao động” và “Đảng xã hội” để tập hợp lực lượng nhằm gây rối loạn đời sống chính trị ở Việt Nam. Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật, hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), Nguyễn Tiến Trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và biên soạn tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Ngày 13/6/2009, Định đã bị Công an bắt giữ theo các điều 79 và 88 của BLHS của nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 22/6/2009, Lê Công Định bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư do “vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật “. Ngày 20/01/2010, Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án Lê Công Định 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Ngày 6/2/2013, Lê Công Định đã được ra tù sau hơn 3 năm chấp hành hình phạt tù. Định được giảm án, tha tù trước hạn so với án phạt 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tuy nhiên, “ngựa quen đường cũ” kể từ ngày về địa phương cho đến nay Lê Công Định vẫn tiếp tục có những hoạt động chống lại nhà nước. Nếu cứ tiếp tục con đường này, không xa nữa Định sẽ lại đứng trước vành móng ngựa.

Đúng là, những kẻ chống phá tự tìm đến nhau, để cùng “tự sướng”, nó chẳng khác nào trò “con hát mẹ khen hay”. Thế nên cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền” của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” chẳng có ý nghĩa gì, suy cho cùng đây chỉ là trò hề phô diễn để hà hơi tiếp sức cho một số kẻ chống phá Việt Nam./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây