Chiều ngày 25/11, với 88,2% ĐB tán thành, QH đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức.
Luật đã được thông qua…
Theo luật, cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Có 88,2% ĐB tán thành, QH đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1/7/2020 được thực hiện theo quy định của luật này.
Cụ thể, Luật này sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 84 của Luật Cán bộ, công chức như sau:
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật. Như vậy, Luật khẳng định sẽ xử lý mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
…Thì “ hạ cánh”đã không còn điểm tựa an toàn.
“Hạ cánh an toàn” là thành ngữ dùng để chỉ quan chức về hưu. Giáo viên, bộ đội, người lao động bình thường về hưu thì tất nhiên không có gì để phải “không an toàn” theo nghĩa ấy cả. Nói thế để thấy sự nguy hiểm của nghiệp làm quan.
Về hưu, với người bình thường là sự nghỉ ngơi nhẹ nhàng sau cả cuộc đời làm việc, phấn đấu và cống hiến. Nhưng với nhiều người khác có khi lại là sự thở phào sau những căng thẳng ẩn mình. Đã có không ít người khi đương nhiệm sống ở nhà tập thể sau nghỉ hưu bỗng chuyển sang những biệt thự an dưỡng, đắc địa. Những tư gia đó chắc chắn không thể từ đồng lương quan chức thông thường.
Điều này cũng bởi một thời gian dài, người ta có tâm lý nể nang lẫn dễ dãi, chủ quan cho rằng không cần và không nên xử lý những người không còn vai vế, quyền lực trong bộ máy. Chính điều đó đã tạo nên tâm lý thu vén cá nhân, coi nhẹ đạo lý và luật pháp. Cũng chính điều đó tạo ra sự bất công, dung dưỡng cho những sai phạm mà hậu quả của nó cả chục năm sau chưa gỡ xong.
“Hạ cánh an toàn” chính là một phần quan trọng cấu thành “tư duy nhiệm kỳ”. Hết nhiệm kỳ là hết quyền lợi, nhưng cũng đồng nghĩa với hết trách nhiệm. Quán tính tâm lý ấy có thể trở thành tiền đề cho những chuyện ký hàng chục, hàng trăm quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm trong những ngày cuối cùng đương chức; duyệt những công trình trăm tỷ lãng phí hoặc giao những dự án béo bở được đầu tư bằng tiền ngân sách cho những đối tác thiếu năng lực.
Sau Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mới và thành công lớn chưa từng có. Tương quan lực lượng chính – tà trong Đảng và trong xã hội đã thể hiện rõ sự áp đảo của chính nghĩa. Bởi vậy, đã có tới hơn 50 cán bộ (cả đương chức và đã về hưu) thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị xử lý kỷ luật; trong đó có đối tượng nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị bị tước bỏ mọi chức vụ, khai trừ khỏi Đảng và bị xử lý hình sự với mức án thể hiện rõ sự nghiêm minh, công bằng, tương xứng với tội phạm.
Có thể nói, chưa bao giờ ý chí quyết tâm và hành động kiên quyết chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay và xu thế rõ rệt là sẽ còn mở rộng, đi sâu và hiệu quả lớn hơn nữa.
Tại cuộc họp Ban Bí thư đầu tháng 4-2018 cũng như tại Hội nghị TƯ 7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: Một trong những kinh nghiệm rút ra trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là phải cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng quy định, quy chế để có căn cứ xử lý vi phạm của cán bộ Đảng viên.
Cụ thể hơn về quan hệ giữa chống và xây rõ ràng là phải xây từ bộ máy tổ chức nhân sự các cấp đến cơ chế, chính sách, luật lệ sao cho cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng.
Về việc xử lý cán bộ, đảng viên để không còn dám liều lĩnh tham nhũng, tiêu cực, tư duy nhiệm kỳ do ảo tưởng có thể “hạ cánh an toàn”, văn bản số 04-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đã nêu cụ thể vừa có tính nhân đạo, vừa nghiêm khắc cần thiết: Đối với những đảng viên qua đời, sau đó mới phát hiện có vi phạm thì không tiến hành kiểm tra. Khi đang kiểm tra hoặc xem xét, xử lý kỷ luật mà đảng viên vi phạm qua đời thì chỉ kết luận, không thi hành kỷ luật.
Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”.
Nếu bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ… Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên khi phát hiện đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không được giữ lại để xử lý nội bộ. Đảng viên vi phạm pháp luật đang bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền thụ lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức đảng không được can thiệp để đảng viên chỉ bị xử lý kỷ luật về Đảng, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý về chính quyền, đoàn thể.
Cuộc đấu tranh này vẫn còn lâu dài, gian khó, và hơn thế là cần quán triệt phương châm chống để mà xây, trong đó xây có ý nghĩa then chốt, căn bản. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tuy đã đạt được kết quả rất quan trọng, rất đáng mừng, đã góp phần cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn có hiệu quả thực sự, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Niềm tin trong Đảng, trong dân đã bắt đầu được khôi phục và đang tăng lên, đúng như lời một đảng viên lão thành nhận định: Đảng đã có bước trưởng thành thật sự và bắt đầu vượt qua chính mình, tạo ra một thế mới, một lực mới để đẩy lùi tha hóa trong Đảng.
Luật đã được thông qua…
Theo luật, cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Có 88,2% ĐB tán thành, QH đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1/7/2020 được thực hiện theo quy định của luật này.
Cụ thể, Luật này sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 84 của Luật Cán bộ, công chức như sau:
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật. Như vậy, Luật khẳng định sẽ xử lý mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
…Thì “ hạ cánh”đã không còn điểm tựa an toàn.
“Hạ cánh an toàn” là thành ngữ dùng để chỉ quan chức về hưu. Giáo viên, bộ đội, người lao động bình thường về hưu thì tất nhiên không có gì để phải “không an toàn” theo nghĩa ấy cả. Nói thế để thấy sự nguy hiểm của nghiệp làm quan.
Về hưu, với người bình thường là sự nghỉ ngơi nhẹ nhàng sau cả cuộc đời làm việc, phấn đấu và cống hiến. Nhưng với nhiều người khác có khi lại là sự thở phào sau những căng thẳng ẩn mình. Đã có không ít người khi đương nhiệm sống ở nhà tập thể sau nghỉ hưu bỗng chuyển sang những biệt thự an dưỡng, đắc địa. Những tư gia đó chắc chắn không thể từ đồng lương quan chức thông thường.
Điều này cũng bởi một thời gian dài, người ta có tâm lý nể nang lẫn dễ dãi, chủ quan cho rằng không cần và không nên xử lý những người không còn vai vế, quyền lực trong bộ máy. Chính điều đó đã tạo nên tâm lý thu vén cá nhân, coi nhẹ đạo lý và luật pháp. Cũng chính điều đó tạo ra sự bất công, dung dưỡng cho những sai phạm mà hậu quả của nó cả chục năm sau chưa gỡ xong.
“Hạ cánh an toàn” chính là một phần quan trọng cấu thành “tư duy nhiệm kỳ”. Hết nhiệm kỳ là hết quyền lợi, nhưng cũng đồng nghĩa với hết trách nhiệm. Quán tính tâm lý ấy có thể trở thành tiền đề cho những chuyện ký hàng chục, hàng trăm quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm trong những ngày cuối cùng đương chức; duyệt những công trình trăm tỷ lãng phí hoặc giao những dự án béo bở được đầu tư bằng tiền ngân sách cho những đối tác thiếu năng lực.
Sau Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mới và thành công lớn chưa từng có. Tương quan lực lượng chính – tà trong Đảng và trong xã hội đã thể hiện rõ sự áp đảo của chính nghĩa. Bởi vậy, đã có tới hơn 50 cán bộ (cả đương chức và đã về hưu) thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị xử lý kỷ luật; trong đó có đối tượng nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị bị tước bỏ mọi chức vụ, khai trừ khỏi Đảng và bị xử lý hình sự với mức án thể hiện rõ sự nghiêm minh, công bằng, tương xứng với tội phạm.
Có thể nói, chưa bao giờ ý chí quyết tâm và hành động kiên quyết chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay và xu thế rõ rệt là sẽ còn mở rộng, đi sâu và hiệu quả lớn hơn nữa.
Tại cuộc họp Ban Bí thư đầu tháng 4-2018 cũng như tại Hội nghị TƯ 7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: Một trong những kinh nghiệm rút ra trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là phải cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng quy định, quy chế để có căn cứ xử lý vi phạm của cán bộ Đảng viên.
Cụ thể hơn về quan hệ giữa chống và xây rõ ràng là phải xây từ bộ máy tổ chức nhân sự các cấp đến cơ chế, chính sách, luật lệ sao cho cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng.
Về việc xử lý cán bộ, đảng viên để không còn dám liều lĩnh tham nhũng, tiêu cực, tư duy nhiệm kỳ do ảo tưởng có thể “hạ cánh an toàn”, văn bản số 04-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đã nêu cụ thể vừa có tính nhân đạo, vừa nghiêm khắc cần thiết: Đối với những đảng viên qua đời, sau đó mới phát hiện có vi phạm thì không tiến hành kiểm tra. Khi đang kiểm tra hoặc xem xét, xử lý kỷ luật mà đảng viên vi phạm qua đời thì chỉ kết luận, không thi hành kỷ luật.
Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”.
Nếu bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ… Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên khi phát hiện đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không được giữ lại để xử lý nội bộ. Đảng viên vi phạm pháp luật đang bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền thụ lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức đảng không được can thiệp để đảng viên chỉ bị xử lý kỷ luật về Đảng, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý về chính quyền, đoàn thể.
Cuộc đấu tranh này vẫn còn lâu dài, gian khó, và hơn thế là cần quán triệt phương châm chống để mà xây, trong đó xây có ý nghĩa then chốt, căn bản. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tuy đã đạt được kết quả rất quan trọng, rất đáng mừng, đã góp phần cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn có hiệu quả thực sự, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Niềm tin trong Đảng, trong dân đã bắt đầu được khôi phục và đang tăng lên, đúng như lời một đảng viên lão thành nhận định: Đảng đã có bước trưởng thành thật sự và bắt đầu vượt qua chính mình, tạo ra một thế mới, một lực mới để đẩy lùi tha hóa trong Đảng.
Nguồn: Cánh cò