Trang chủ Đối tượng Câu hỏi làm rõ hơn bản chất chày cối, cãi liều của...

Câu hỏi làm rõ hơn bản chất chày cối, cãi liều của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

183
0

Về câu hỏi của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Mõ xin lấy lại bức ảnh chụp màn hình từ FBker của Đại biểu này để làm chứng trước khi có đôi điều mạn đàm, luận bàn:

Câu hỏi làm rõ hơn bản chất chày cối, cãi liều của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

Và cũng trước khi nói, Mõ xin xác tín đôi điều, Mõ không có ý công kích, thóa mạ hay đá xéo gì ông Đại biểu được cho là nhân tố hàng đầu làm nóng Nghị trường xứ Việt ta thời gian gần đây; và ở khía cạnh này ông thực sự đáng khen, bởi thiếu những người như ông thì Quốc hội sẽ mất đi những luồng sinh khí cần thiết. Đó cũng là điều để gợi nhắc cho những ông/bà Nghị quanh năm, suốt tháng không có lấy một lần đăng đàn chất vấn/ phát biểu gì đó…

Nhưng công bằng mà nói thì ông đại biểu Quốc hội này cũng có lắm điều/ điểm phải chê trách. Về điều này đã có nhiều trang lên tiếng và Mõ cũng có vài ba bài riêng về ông Đại biểu quê lúa Thái Bình này.

Theo dõi về đời tư của Đại biểu Nhưỡng, mới hay: Ông sinh ngày 4 tháng 2 năm 1963, là một tiến sĩ Luật, giảng viên đại học, chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam – Thụy Sĩ, từng là Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội khóa 14 (tới năm 2018).

Trước khi dấn thân vào nghiệp chính trị, ông đã có 20 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội và có thời kỳ dài ông đảm nhiệm Trưởng một khoa của Đại học Luật Hà Nội.

Và chắc chắn trước khi cất nhắc và bổ nhiệm cương vị hiện nay cho ông (Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội), đã có những sự cân nhắc khá kỹ lưỡng, chừng mực. Song với những lần Mõ tạm cho là gây chuyện lần trước đã cho thấy, ông này không hẳn là nhân sự phù hợp cho cái ghế ông đang ngồi. Và riêng với phát biểu trên đây thì đang ít nhiều lí giải tại sao ông một người được đào tạo bài bản, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng lại có những điều khiến cho nhiều đại biểu, cử tri không hài lòng đến như thế.

“Có thể tách chính trị ra khỏi pháp luật không nhỉ?”. Mặc dù về mặt bối cảnh của phát biểu chưa được đề cập, dư luận không biết câu hỏi của ông Nhưỡng đang hướng đến điều gì? Hay đó chỉ là một cách đặt vấn đề theo kiểu đại biểu Quốc hội có tư tưởng cấp tiến chăng? Nhưng dù ở bối cảnh, trường hợp nào đi nữa thì về mặt nhận thức luận, ông đại biểu này đang ít nhiều cho thấy cái sự lẽ nhố nhăng của mình.

Cách luận giải từ Fb Lý Tư làm cho vấn đề này khá được sáng rõ: “Trên đời này dù màu da có khác nhau, thể chế chính trị khác nhau, có người giàu, có người nghèo… song tựu chung lại chỉ có 2 loại người đó là người thống trị và người bị trị. Tôi xin hỏi ông Nhưỡng: Có giai cấp thống trị nào lại không thiết lập luật pháp làm công cụ duy trì sự thống trị không?”.

Xung quanh chuyện này có người lí giải về cái sự ngớ ngẩn của đại biểu Nhưỡng bằng việc cho rằng, đó là cách để ông này thử, kiểm tra hiểu biết và thái độ của người khác về vấn đề hết sức mới này. Nó cũng giống như chuyện đặt vấn đề phi chính trị hóa lực lượng vũ trang như ý kiến của một số dân chủ gia như thời gian trước đó…

Đồng ý đấy có thể là một cách lí giải, nhận diện vấn đề bởi với một ts luật sừng sỏ, một người có thời gian giảng dạy bộ môn Nhà nước & pháp luật như ông Nhưỡng lẽ nào không hiểu điều đó. Song như đã đặt vấn đề thì dù với mục đích, động cơ nào đi nữa thì đấy là cái lẽ thiếu phù hợp. Có thể ông hiểu, nhiều người khác hiểu nhưng không thể quy đồng, nghĩ rằng người không hiểu điều đó.

Chính trị suy cho cùng được biểu đạt và thể hiện rõ nhất ở thể chế chính trị (thông qua nhà nước) và pháp luật thực chất là công cụ đỉnh cao, công cụ có tính thống nhất để bất cứ nhà nước nào duy trì, thiết lập và điều phối đất nước theo ý kiến, hướng của mình. Tách bạch nó ra khỏi nhà nước (pháp luật) thì khi đó không khác gì mong muốn kéo lùi bước phát triển, đi lên của xã hội loài người.

Trong chúng ta, có lẽ ai cũng đã ít nhiều đọc, học qua về mô hình các nhà nước đã từng tồn tại; cũng ít nhiều hiểu thấu một nhà nước không có pháp luật hoặc pháp luật mới manh nha thì sẽ như thế nào? Nó thực sự là lực cản, khiến cho xã hội trở nên tối tăm, mất công bằng và thiếu đi động lực phát triển. Vậy mà trớ trêu thay ông đại biểu Phó Ban dân nguyện này lại có những cách nêu vấn đề có phần ngớ ngẩn, nhiêu khê kiểu này….

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây