Một ngày sẽ thật đáng nhớ khi những thông tin vừa vui, vừa buồn đến từ ngành Công an. Vui vì dư luận và quần chúng nhân dân đã thấy rõ được sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công an, trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm trong việc làm rõ hành vi của một số cán bộ, chiến sỹ suy thoái về đạo đức, biến chất về nhân cách nghề nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người chiến sỹ công an cách mệnh thời gian qua; buồn vì trong ngành công an bắt buộc phải cho ra quân những cán bộ, chiến sỹ chỉ vì “sai một ly đã đi một dặm”, cho dù họ đã tha thiết ăn ăn, kiểm điểm, nhận lỗi.
Thông tin từ Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, Ban Giám đốc Công an tỉnh vừa ra quyết định giáng cấp bậc hàm từ Thượng uý xuống Trung úy và cho xuất ngũ đối với Nguyễn Xô Việt, người có hành vi tát nhân viên bán hàng. Theo quyết định kỷ luật, anh Nguyễn Xô Việt đã có hành vi xâm hại đến sức khoẻ và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, vi phạm điểm a, điểm e, khoản 15, mục II, Phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 16 ngày 8/4/2016 của Bộ Công an quy định việc xử lý kỷ luật của cán bộ chiến sỹ CAND. Đồng thời vi phạm điều 11, chương II, thông tư số 27 ngày 22/8/2017 của Bộ Công an quy định về quy tắc ứng xử của CAND.
Anh Nguyễn Xô Việt và chị Lê Thị Hiền
Cùng ngày, nhiều người cũng đã tháo gỡ được sự tò mò, quân tâm kết quả kỷ luận với chọ Lê Thị Hiền. Theo thông tin, Công an Hà Nội đã ký quyết định kỷ luật nữ đại úy Lê Thị Hiền, người gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất, bằng hình thức giáng 2 cấp, buộc ra khỏi ngành.
Bên hành lang Quốc hội sáng 18/11, trao đổi với báo chí, thiếu tướng Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết sáng nay, ông đã ký quyết định kỷ luật đại úy Lê Thị Hiền, cán bộ của Công an quận Đống Đa, bằng hình thức giáng 2 cấp hàm từ đại úy xuống trung úy. Đồng thời, yêu cầu cán bộ này ra khỏi ngành.
Trước đó, chị Lê Thị Hiền đã bị tổ chức Đảng của Công an quận Đống Đa tiến hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng. Chị là người đã gây náo loạn ở sân bay Tân Sơn Nhất với các hành vi chửi bới nhân viên sân bay hôm 11/8. Trước đó, ngày 23/8, Công an quận Đống Đa đề xuất hình thức kỷ luật là giáng cấp bậc nữ công an, gửi cấp trên phê chuẩn. Trong thời gian này, chị Hiền bị tạm đình chỉ công tác 1 tháng để xem xét, giải quyết vụ việc. Hết thời hạn này, nữ cán bộ công an vẫn công tác, đi làm bình thường.
Báo cáo của Công an quận Đống Đa về vụ việc cho thấy ngày 11/8, đại úy Lê Thị Hiền bay từ TP.HCM về Hà Nội. Khi làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất, Hiền không được giải quyết yêu cầu về việc gửi hành lý nên nữ cán bộ công an cãi vã với nhân viên làm thủ tục và lực lượng an ninh hàng không. Căn cứ quy định tại Thông tư 27 của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của Công an Nhân dân, Công an Đống Đa xác định đại úy Lê Thị Hiền đã vi phạm về việc ứng xử nơi công cộng của cán bộ chiến sĩ Công an Nhân dân.
Tuy nhiên, thông tin đáng thất vọng nhất là liên quan đến Thượng tá Thái Đình Hoài (43 tuổi, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Lai Châu) bị tước quân tịch do dùng bằng giả. Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Bộ trưởng Công an đã ký quyết định kỷ luật hình thức cao nhất (tước danh hiệu công an nhân dân) với ông Hoài. Chiều nay, Công an tỉnh Lai Châu triển khai quyết định trên; chậm nhất trong khoảng một tháng Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh sẽ hoàn tất các thủ tục xử lý, khai trừ Đảng. Ông Hoài là ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Công an tỉnh, Bí thư Chi bộ Phòng Cảnh sát kinh tế.
Giữa tháng 9, Công an tỉnh Lai Châu nhận được tin tố giác ông Hoài dùng bằng THPT giả nên đình chỉ công tác để xác minh. Theo đó, trong danh sách thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT tại điểm thi Vinh (tỉnh Nghệ An) năm 1994 không có tên Thái Đình Hoài. Danh sách người được cấp bằng tốt nghiệp năm đó cũng không có tên. Qua đối chiếu hồ sơ lưu tại Sở, nhà chức trách khẳng định bằng tốt nghiệp THPT của ông Hoài là giả.
Theo nhà chức trách, thượng tá Hoài, quê huyện Yên Thành, Nghệ An. Năm 1996, ông Hoài đi nghĩa vụ công an tại Công an tỉnh Lai Châu (cũ) và sau đó được tuyển vào ngành công an, công tác tại Phòng cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy. Năm 2004, Lai Châu tách thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, ông Hoài được điều động công tác tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu). Trong giai đoạn 2004-2009, ông Hoài theo học hệ tại chức Đại học Cảnh sát nhân dân. Năm 2008, ông được điều động công tác tại Phòng Cảnh sát kinh tế, làm trưởng phòng vào năm 2015.
Như vậy, chỉ trong một ngày đã có 3 cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân bị lỷ luật với hình thức cao nhất. Điều này đã cho thấy rõ quyết tâm làm trong sạch nội bộ của Đại tướng Tô Lâm. Đây cũng là điều mà ông trăn trở, quyết tâm thực hiện bằng được trong việc xây dựng người cán bộ Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ. Những người bị kỷ luật hoàn toàn xứng đáng, dư luận đồng tình, ủng hộ với quyết định của Ngành Công an, qua đó cũng góp phần xóa tan những hoài nghi về những tiêu cực trong ngành Công an khi cái mà người ta gọi là “con ông cháu cha” không có ý nghĩa trong việc xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh.
Nguồn: Bản tin dân chủ