Dòng chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho thấy những bước đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là vô cùng thành công, gặt hái được không ít “quả ngọt”, giành được sự tin tưởng không chỉ với Mỹ mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới có một cái nhìn đầy thiện cảm về đất nước Việt Nam. Và hơn hết, đây chính là nền tảng cho hàng loạt bước tiếp theo, hợp tác với cường quốc số 1 thế giới, đẩy mạnh tiềm lực quốc phòng. Như lời Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nhận định: “Việc đó sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh cho phía Việt Nam để có thể bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những hoạt động của Trung Quốc”.
Chẳng phải ngẫu nhiên thời gian qua, Việt Nam và Mỹ duy trì mối quan hệ thân thiết, tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước. Và cũng không phải vô cớ mà Bộ trưởng Mark Esper tuyên bố sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam tàu tuần duyên thế hệ mới nhất. Như lời khẳng định của ông Mark T.Esper “Con tàu này sẽ trở thành một biểu tượng cụ thể nữa cho quan hệ ngày càng mạnh mẽ giữa chúng ta”. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia tăng gây hấn quá quắt tại biển Đông, thì hành động này của Mỹ cho thấy điều gì? Để ý kỹ thì thời gian gần đây, dường như Mỹ đang ngày càng xích lại gần Việt Nam hơn. Minh chứng là khi Trung Quốc gây hấn, ngang nhiên xâm chiếm vùng thềm lục địa Việt Nam, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền. Thậm chí, mới đây lãnh đạo Lầu Năm Góc lên án Trung Quốc cưỡng ép và đe doạ các quốc gia châu Á nhỏ hơn nhằm áp đặt yêu sách của mình trên Biển Đông.
Có thể thấy, những bước đi chiến lược của Việt Nam khi để Mỹ xích lại gần về mặt mua bán tàu chiến là phù hợp với xu thế, không chỉ nhằm nâng cao kinh nghiệm cũng như cải thiện thiết bị quân sự của ta mà còn tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng quốc tế. Cường quốc lớn nhất đã lên tiếng vậy thì các nước đồng minh và nhiều quốc gia khác sẽ cũng nhau lên án, gây sức ép mạnh mẽ về chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Mặc dù, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, nguyên tắc 3 không đã được khẳng định: “Không tham gia liên minh, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không dựa vào nước này để chống lại nước kia”. Bảo vệ chủ quyền quốc gia là hoàn toàn tự lực, không thể dựa vào bất cứ quốc gia nào, nếu không chúng ta sẽ dễ dàng trở thành con cờ trong bàn cờ chính trị của họ, dễ dàng bị mua bán sau lưng và người chịu thiệt thòi luôn là chúng ta. Tuy nhiên, chính sách trung lập không có nghĩa là thụ động và yếu tố nền tảng cho chính sách này không phải là đi với nước nào, dựa vào nước nào, mà Việt Nam cần phát huy tính tích cực trong quan hệ kinh tế, quân sự, quốc phòng với nhiều nước để tranh thủ sự ủng hộ của các nước, kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
Thế Khoa
Nguồn: Cánh cò