Trang chủ Cánh cò Sau Biển Đông, Trung Quốc muốn chiếm luôn áo dài, nón lá...

Sau Biển Đông, Trung Quốc muốn chiếm luôn áo dài, nón lá của Việt Nam 

146
0
Thời gian gần đây, nhiều nhà tạo mẫu nổi tiếng của Trung Quốc đã tung ra các bộ sưu tập áo dài tại những tuần lễ thời trang quan trọng. Chiếc áo dài Việt Nam bỗng dưng được giới thiệu là thành quả sáng tạo của giới thiết kế Trung Quốc. Tờ China Daily cũng liên tục công bố những “giá trị văn hóa” này, với mục đích khẳng định chiếc áo dài thuộc về người Trung Quốc. Đây là một dạng “đường lưỡi bò” tinh vi hơn chăng?
Chiều nay, 21-11, mạng xã hội lan truyền một đường link bài báo China Daily đăng ngày 26-10-2018, trong đó có rất nhiều hình ảnh người mẫu mặc các trang phục có thiết kế giống hệt áo dài và nón lá của Việt Nam với tiêu đề Chinese style delights China S/S Fashion Week – Phong cách Trung Quốc làm tỏa sáng thời trang Trung Quốc.

Sau Biển Đông, Trung Quốc muốn chiếm luôn áo dài, nón lá của Việt Nam 
Các người mẫu trình diễn trang phục giống hệt áo dài Việt Nam. Ảnh chụp màn hình

Kèm theo sự lan tỏa của bài báo là sự phẫn nộ của cộng động mạng cho rằng Trung Quốc âm mưu chiếm đoạt chiếc áo dài, nón lá quen thuộc, mang tính dân tộc của người Việt thành của mình.
Chiếc áo dài Việt Nam được thiết kế năm 1934 do hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường thực hiện. Nó đã gắn bó vào ý thức người Việt như một bộ quốc phục đúng nghĩa và thế giới cũng không còn xa lạ với tà áo này của Việt Nam. Thế nhưng, nếu chúng ta không cẩn thận, thì Trung Quốc vẫn thừa khả năng (cả về tài lực, nhân lực, vật lực lẫn… quyền lực) để tạo dựng những chứng cứ lịch sử khác, mà tước đoạt bản quyền chiếc áo dài của Việt Nam.
Để ý trong nhiều năm tháng qua, Trung Quốc làm đủ mọi chiêu trì để nhập nhằng những gì của Việt Nam từ biển đảo, bờ cõi và văn hoá, đều “thuộc Trung Quốc”. Từ “đường lưỡi bò” xuất hiện nhan nhản trong quá nhiều sản phẩm, liếm láp lung tung mọi thứ, giờ lấn sang cả những thứ quen thuộc nhất trong văn hoá của chúng ta, như là tà áo dài và chiếc nón lá.
Được biết, hiện tại Trung Quốc, trong vài năm trở lại đây, việc gọi chiếc áo dài với thiết kế, kiểu dáng hoàn toàn quen thuộc của Việt Nam là sườn xám cách tân khá phổ biến. Những chiếc áo dài bị tráo danh là sườn xám cách tân cũng được mua bán phổ biến tại Trung Quốc. Vậy nên, đã đến lúc cộng đồng xã hội người Việt cần cảnh giác và lên tiếng mạnh mẽ về điều này.
Và bây giờ, mời cô Ngô Thanh Vân, người truyền tấn công vụ áo dài hôm trước, lên tiếng một cách đúng lúc đúng chỗ đi, để thể hiện cái tinh thần dân tộc của cô đi.
Chúng ta đừng im lặng nữa. Ngàn năm âm mưu thôn tính của chúng vẫn chưa dừng lại đâu. Và chuyện gì còn xảy ra tiếp theo?

Trước sự việc trên, Nhà thiết kế Sĩ Hoàng chia sẻ: Năm 2008, tôi và nhà báo Nguyễn Thế Thanh lúc đó đang là Phó giám đốc Sở Văn hóa – thông tin TP.HCM đã đến Bảo tàng Kimono ở Tokyo, Nhật Bản. Tại đây, trong Triển lãm ngàn năm Trung Quốc, ở tủ trang phục của họ, chúng tôi phát hiện ra một chiếc áo dài màu xanh ngọc, đi kèm guốc mộc và nón lá của Việt Nam nhưng lại được chú thích là “Trang phục hiện đại Trung Quốc”. Chúng tôi đã vô cùng tức giận về điều đó.
Thế nên, khi trở về nước, tôi luôn cảnh báo về điều này từ hơn 10 năm qua, luôn nhắc về câu chuyện này trong rất nhiều buổi nói chuyện về áo dài của tôi ở khắp các nơi nhưng có vẻ cảnh báo này không được chú ý đến. Và đến nay, dường như nó đã thành sự thật. Tôi luôn nhấn mạnh với các em trẻ, các em học sinh sinh viên rằng việc mặc áo dài không phải chỉ là đẹp hay xấu, mà nó còn là trách nhiệm công dân về ý thức dân tộc. Mỗi người hãy xem lại trong tủ đồ của mình có chiếc áo dài chưa, bản thân mình đã từng mặc áo dài chưa.
Bản thân tôi sau phát hiện năm 2008, trở về nước cũng nhanh chóng có hành động, cố gắng thành lập Bảo tàng Áo dài một cách nhanh nhất, tất cả tên miền có tên bảo tàng áo dài tôi đều mua hết. Và tôi đã ra mắt được Bảo tàng áo dài của mình vào năm 2012”.

Hà Nhiên

< p align="justify>Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây