Green Trees ảnh hưởng đến đêm nhạc “Tỉnh” ở mức độ nào?
Từ năm 2006, Phó An My bắt đầu đồng hành với Đặng Tuệ Nguyên – một nhạc sĩ trẻ chuyên sáng tác bằng chất liệu âm nhạc dân gian, do chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình. Cụ thể, Đặng Tuệ Nguyên có bố và bác ruột là Đặng Lương Nguyên và Đặng Hoành Loan (cả hai đều là nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian), có mẹ là nghệ sĩ Minh Nga (chơi nhạc cụ sáo).
Từ năm 2011 đến năm 2017, Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên đã cùng nhau sáng tác, trình diễn 4 cụm tác phẩm phối hợp giữa âm nhạc cổ điển phương Tây và các hình thức diễn xướng dân gian Việt Nam. Cả 4 được trình diễn vào tháng 11 hoặc 12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội:
Năm | Tác phẩm | Nguồn cảm hứng |
2011 | Bóng | Hát văn, hầu đồng, đạo Mẫu |
2014 | Lửa | Tuồng; với các nhạc cụ như trống chiến, kèn bóp |
2016 | Gió | Chèo cổ, vở “Quan Âm Thị Kính”; với các nhạc cụ truyền thống như bộ gõ dân tộc, sáo tiêu, nhị |
2017 | Độc hành | Đời sống và âm nhạc dân gian của dân tộc Tày, Nùng vùng Tây Bắc; với cây đàn Tính, đàn bầu, điệu hát lượn, hát Shi, điệu múa chầu, điệu múa Xiên Tâng trong đám ma của người Tày |
Đầu năm 2018, Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên bắt đầu thai nghén một tác phẩm mới, mang tên “Tỉnh”, lấy cảm hứng từ ca trù. Đầu năm 2019, My cho biết tác phẩm này có mục đích “thức tỉnh nhân dân” về tình trạng ô nhiễm môi trường mà con người và “Mẹ Thiên nhiên” đang phải chịu đựng:
Khi trả lời phỏng vấn báo chí, Phó An My cho biết “Tỉnh” gồm năm trường đoạn, tương ứng với “ngũ hành” – là “Đất,” “Nước,” “Hỏa,” “Khí,” và “Sinh.” Mỗi chương là chuyện kể bằng âm nhạc về một khía cạnh của môi trường, và về tình trạng ô nhiễm mà con người gây ra cho khía cạnh đó.
Từ tháng 8 đến tháng 10/2019, miền Bắc Việt Nam liên tiếp trải qua 5 sự cố môi trường gây xôn xao dư luận. Chúng bao gồm vụ cháy nhà máy Rạng Đông, gây phát tán khí thủy ngân (ngày 28/08); đợt sương bụi gây nắng nóng ở Hà Nội, nghi do khói thải nhiệt điện (kéo dài khoảng 3 tuần kể từ giữa tháng 9); vụ báo Phụ Nữ công kích việc tập đoàn SunGroup phá hủy rừng Tam Đảo (ngày 21/09); vụ nước sinh hoạt từ Nhà máy Sông Đà bị nhiễm bẩn (ngày 08/10); và vụ ngộ độc khí ở nhà máy Golden Victory Nam Định (từ 14 đến 17/10/2019). Nhân đó, Phó An My đẩy mạnh quảng bá cho đêm nhạc “Tỉnh”, bằng ngôn ngữ cực đoan tương tự Green Trees, nhưng xa lạ với ngôn ngữ của My trong các bài viết nghiêm túc:
Ngoài sự tương đồng về ngôn ngữ này, có 4 lý do khác để khẳng định rằng Green Trees có tác động đến đêm nhạc “Tỉnh”.
Thứ nhất, “Tỉnh” được lên ý tưởng từ năm 2018 – thời điểm Đặng Vũ Lượng đã quen Đặng Tuệ Nguyên, và nhóm “bảo vệ môi trường” Green Trees thường xuyên tụ họp ở Bếp PAM.
Thứ hai, khi trả lời phỏng vấn VOA hôm 24/09, Cao Vĩnh Thịnh đã nói rằng Green Trees sẽ tổ chức một đêm nhạc tại Hà Nội trong tháng 11:
Thứ ba, ngày 24/10, Green Trees đã kêu gọi tài trợ cho đêm nhạc “Tỉnh”:
Thứ tư, như đã đề cập ở phần trước của bài, Đặng Vũ Lượng và Phó An My đã cùng bàn bạc về việc gây quỹ để thực hiện “Tỉnh”.
Tuy nhiên, sau khi một số blog cảnh báo rằng Green Trees có thể tác động đến đêm nhạc, Phó An My đã chủ động xóa hoặc ẩn các bài viết có màu sắc cực đoan. Sau đó, cô quảng bá cho “Tỉnh” bằng một bài viết nghiêm túc hơn, ý nói rằng âm nhạc của cô hướng đến các giá trị phổ quát, chứ không nhằm phục vụ ý đồ của các lực lượng cụ thể và hạn hẹp. Bài có đoạn:
“…Giao hưởng Anh Hùng của Beethoven đầu tiên dành để ca ngợi Napoleon, nhưng khi con người này trở nên chuyên chế, tham vọng thống trị, đánh mất đi giá trị giải phóng con người, thì Beethoven đã xé bỏ và sửa thành Giao hưởng Anh hùng ca. Từ số phận dành cho một anh hùng, lại biến thành sự ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, đó là lựa chọn của Beethoven, và điều đó đem đến sự bất tử cho bản Giao hưởng số 3.
Âm nhạc hướng tới một cá nhân, một phạm vi không gian cụ thể thì chính là âm nhạc của nô lệ, của ý đồ. Song, mấy ai hiểu được điều đó, cảm được điều đó. Tính khái quát, tính nhân loại đã đem tạo nên số phận phải có cho âm nhạc. Nhưng sự hạn hẹp của tri thức cũng như nỗi sợ hãi vô minh lại tạo nên một số phận khác cho âm nhạc.
Hiểu được điều đó thì sẽ dễ dàng chấp nhận số phận nào sẽ đến với âm nhạc của mình, tác phẩm của mình, thành tựu hay thất bại của mình. Có thể âm nhạc ấy sẽ được hàng trăm khán giả trực tiếp thụ hưởng; có thể âm nhạc ấy sẽ vang lên trên mạng để hàng triệu người thưởng thức; hoặc cũng có thể nó chỉ được ngân lên trong sự đắm đuối của một con chó, một cô bạn hoặc một nhóm bạn…”.
Có thể My viết bài này với sự cố vấn của gia đình, do bố My, tức nhạc sĩ Phó Đức Vạn, thường xuyên “kiểm duyệt” fanpage của cô.
Khác với hiểu lầm của một số blog, hình xăm trên bàn tay Phó An My không phải là logo Green Trees, mà có thể là ký tự “Om” (ॐ) trong các tôn giáo Ấn Độ.
Trong khi đó, dù nhạc sĩ Đặng Vũ Lượng đôi lúc tỏ ra bất mãn với tình hình chính trị ở Việt Nam, anh và các thành viên khác trong ekip thực hiện “Tỉnh” không dùng Facebook để tuyên truyền chống chế độ.
Như vậy, Green Trees chủ yếu tác động đến đêm nhạc “Tỉnh” thông qua mối quan hệ cá nhân giữa Đặng Vũ Lượng và Phó An My. Green Trees không hoàn toàn kiểm soát “Tỉnh” và Phó An My; bởi khi phải chọn giữa hoạt động nghệ thuật và việc công kích chế độ, Phó An My đã chọn hoạt động nghệ thuật.
Xét các yếu tố trên, có lẽ cơ quan quản lý chỉ cần ngăn Green Trees hiện diện trong đêm nhạc ở Hà Nội và TP.HCM (nếu có), thay vì hủy cả đêm nhạc như đề nghị của một số blog.
“Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ”?
Các bài viết của Phó An My cho thấy ngoài mối quan hệ với Đặng Vũ Lượng, cô bất mãn với hệ thống chính trị ở Việt Nam vì ít nhất 3 lý do.
Thứ nhất, cô coi hệ thống như hiện thân của những đám đông ngu dốt, từng cấm đoán và phá hoại nhiều di sản văn hóa của tổ tiên, bao gồm thể loại “nhạc hầu Mẫu” mà cô chịu ảnh hưởng.
Thứ hai, với bản tính của một nghệ sĩ, cô muốn phá bỏ những giới hạn mà hệ thống áp đặt cho mình, bất kể đó là giới hạn luân lí hay chính trị.
Thứ ba, cô muốn hưởng cái hào quang của một vị Phật có trọng trách “thức tỉnh”, cứu rỗi nhân loại trong ngày tận thế.
Tiếc thay, phong trào “dân chửi” mà cô có thiện cảm đang trở thành một đám đông khác, còn ngu dốt và ham muốn phá hoại gấp nhiều lần. Đám đông này thu hút khá nhiều kẻ mê tưởng mình tỉnh, kẻ dốt tưởng mình đang “khai dân trí”. Và đám đông đang quy về dưới trướng Phạm Đoan Trang (sáng lập viên Green Trees) – một “dư luận viên lề trái” tin rằng giới trí thức cần học tập cách đấu tranh của dân oan:
Khi Phó An My quảng bá “Tỉnh” bằng thái độ cực đoan kiểu Green Trees và ngôn ngữ thô tục kiểu Đặng Vũ Lượng, người nghệ sĩ trong cô đang “thức tỉnh” đám đông hay đang chạy theo đám đông?
Đây là câu hỏi mà cô cần trả lời trên con đường “Độc hành” của mình. Suy cho cùng, chẳng ai tỉnh khi chưa đi đến tận cùng của giấc mơ.
Trước mắt, chỉ xin nhắn cô 5 câu hát cuối trong bài “Đời đáng chán” của Tản Đà:
“Ngẫm nghìn xưa: ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ.
Đời đáng chán biết thôi là đủ
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm
Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm”.
Võ Khánh Linh
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ