Trang chủ Đấu trường dân chủ Luật sư Phùng Tuệ Châu: 'Tôi ủng hộ đất nước và nhân...

Luật sư Phùng Tuệ Châu: 'Tôi ủng hộ đất nước và nhân dân tôi'! (Bài 1)

291
0

Từng là một “ngọn cờ chống cộng” trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhưng chỉ sau một thời gian, Luật sư Phùng Tuệ Châu đã tỉnh ngộ và dần nhận ra bản chất xấu xa của hoạt động này. Từ đó bà chọn con đường đấu tranh vì chính nghĩa, lên tiếng tố cáo, vạch trần âm mưu lợi dụng chiêu bài “đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền” để xuyên tạc các nỗ lực, thành tựu mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được. Trong chuyến về thăm quê hương tháng 10-2019, Luật sư Phùng Tuệ Châu có cuộc trò chuyện trên hai trang Youtube Văn hóa Việt Nam TV và Viet vision. Báo Nhân Dân lược ghi nội dung hai cuộc trò chuyện để giới thiệu với bạn đọc.

Nhà báo Nguyễn Trường (NT): Ðể các bạn hình dung về bối cảnh một người như chị Phùng Tuệ Châu đã chuyển biến như thế nào, xin bắt đầu câu chuyện bằng cách đi ngược thời gian. Chúng tôi được biết năm 1989 chị đến Mỹ. Chị có thể kể về thời gian đầu chị đến Mỹ và hoạt động chính trị của chị tại thời điểm đó như thế nào?

Luật sư Phùng Tuệ Châu: 'Tôi ủng hộ đất nước và nhân dân tôi'! (Bài 1)

Nữ luật sư Phùng Tuệ Châu liên tục đăng đàn ở Hải ngoại bóc trần bộ mặt thật của những kẻ chống cộng (Ảnh Hải Anh-dautruongdanchu.org)

Luật sư Phùng Tuệ Châu (PTC): Hồi đó tôi không hiểu cộng sản, nên chân ướt chân ráo đến Mỹ là tôi theo những người chống cộng để “đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Lúc đó, nhóm mạnh nhất là của ông Ðỗ Hoàng Ðiềm ở “mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (tổ chức chống cộng do Hoàng Cơ Minh thành lập, là tiền thân của tổ chức khủng bố “Việt tân”). Tôi theo họ biểu tình, la lối om sòm. Tuy nhiên càng tham gia tôi cảm thấy công việc của tôi là vô ích, không thể thành công như mong muốn. Vì tinh thần chống cộng của người Việt Nam ở hải ngoại ngày càng xói mòn, bị các tổ chức chống cộng háo danh, trục lợi. Tôi nghĩ tại sao mình đi biểu tình, xin tiền để bị lợi dụng? Và tôi bắt đầu xa lánh họ.

NT: Khi nào chị ý thức được về họ?

PTC: Thấy Ðỗ Hoàng Ðiềm kêu gọi Chính phủ, Quốc hội Mỹ không bang giao với Việt Nam, tôi phản đối liền. Tôi bảo Ðỗ Hoàng Ðiềm: “Mỹ bang giao với Việt Nam là điều tốt, dân mình được ấm no, hạnh phúc.

Tại sao không chấp thuận bang giao Việt – Mỹ?”. Rồi tôi phản đối, không chơi với họ nữa. Từ lúc đó họ xa lánh tôi. Họ coi tôi là tay sai của cộng sản.

NT: Khi chị không tham gia, không hợp tác, không đi biểu tình với họ, họ chụp mũ ngay cho chị là “tay sai của cộng sản”?

PTC: Họ chụp mũ tôi là “tay sai”, tôi cũng không cần. Bởi tôi thấy đường lối hoạt động của họ không đúng. Dù không có hy vọng được trở thành đảng viên cộng sản, nhưng tôi mong muốn đất nước của tôi độc lập, tự do, thanh bình, ấm no, hạnh phúc.

NT: Dựa vào bằng chứng gì mà “Việt tân” lại coi chị là tay sai của cộng sản?

PTC: Tôi ra mặt công khai không thích họ nữa. Lần khác, qua người giới thiệu, anh Trần Văn Ca ở bang Porland (Pô-lân) nhờ tôi đứng ra tổ chức bữa cơm gây quỹ giúp đỡ thương phế binh cộng sản. Tôi nói với Trần Văn Ca, tôi sẽ đứng ra hỗ trợ, điều khiển quan khách ra vào gây quỹ. Khi tôi ngồi đó, Việt Dzũng và Bích Huyền đến phỏng vấn. Họ nhìn tôi bằng ánh mắt là “cộng sản” rõ ràng. Nghi tôi là cộng sản rồi, họ liền đưa tin lên báo chí. Các tổ chức chống cộng ở hải ngoại đều nhìn tôi với con mắt như vậy.

NT: Thời điểm đó như một khoảng “tranh tối tranh sáng”, và một số người chống cộng bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Chị Phùng Tuệ Châu là một trong những người như vậy. Từ khi nào chị dấn thân vào công việc truyền thông thay vì đi biểu tình, đấu tranh như trước?

PTC: Sau vụ việc đó, tôi thuê một phòng tại một ngôi chùa để tổ chức phát thanh hướng về Việt Nam. Tôi bắt đầu công khai chủ trương của mình là không đi theo các tổ chức chống cộng ở hải ngoại nữa. Tôi ủng hộ Nhà nước Việt Nam tạo nên sự thanh bình cho quê hương tôi. Tôi lấy tên chương trình phát thanh là “Việt Nam Quê hương”.

NT: Có phải họ không đồng lòng, đối lập với chị nên chị tự ái và làm như vậy? Bên phía Việt Nam có tiếp xúc với chị không?

PTC: Ðừng nói như vậy. Tôi tự nguyện làm chứ phía Việt Nam không hề tiếp xúc với tôi. Họ cho rằng tôi làm theo chỉ thị của Nhà nước Việt Nam. Ðó là suy nghĩ hoàn toàn sai. Nguyễn Trường đã biết chuyện bên Mỹ rồi. Dễ gì được làm đảng viên cộng sản. Tôi không bao giờ làm được chuyện đó, song mình thấy đường hướng của những người chống cộng cực đoan ở hải ngoại không phù hợp với quan điểm của mình đối với đất nước. Vì vậy tôi phải xa lánh họ.

NT: Chị hoạt động một mình, hay có thêm cộng sự?

PTC: Lúc đầu, tôi hoạt động một mình. Tôi tự học kỹ thuật, máy móc hỏng thì nhờ con trai một người bạn. Anh ấy là một Phật tử, cũng đứng về phía tôi. Những người đó chỉ đứng đằng sau. Họ không ra mặt, vì sợ bị chống đối. Hồi đó phát sóng radio 1480 AM rất tốn tiền, khoảng 1.000 – 2.000 USD/tháng (tương đương 4.000 – 5.000 USD hiện nay). Một ngày, tôi phát sóng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng. Khi phòng phát thanh còn đặt ở chùa, có một vài sư cô phụ giúp. Ðến khi họ kéo tới biểu tình hơn một tháng trời thì vị Thượng tọa trong chùa khuyên tôi chuyển phòng phát thanh về nhà. Chuyển phòng phát thanh về nhà, nhưng vẫn có một sư cô, một sư thầy hay đến để đọc tin tức. Tôi tự soạn thảo tin tức và đưa cho họ. Tôi nghĩ mình không phải nhà truyền thông vì có từ ngôi trường dạy truyền thông nào ra đâu. Tự xưng như thế rất xấu hổ. Vì thấy sự tranh đấu của các tổ chức chống cộng hải ngoại không phù hợp với đất nước, tôi xa lánh họ. Mình càng dấn thân với quê hương thì họ càng nghĩ là tay sai cộng sản. Tôi chẳng là tay sai của ai hết. Tôi là “tay sai” của đất nước tôi, của Tổ quốc tôi.

NT: Kênh của chị kéo dài được bao lâu?

PTC: Tôi không nhớ kéo dài được bao lâu, nhưng chi phí cho sóng 1480 AM lớn quá nên tôi không đủ. Tôi nói với vị Thượng tọa là phải tạm ngưng. Nhưng nguyên nhân chính là do Ðào Minh Quân phá, chiếm cơ sở phát thanh của tôi bằng cách trả tiền cao hơn. Một thời gian sau, tôi chuyển qua làm trên internet (in-tơ-nét). Khi làm trên internet, tôi không mất tiền nữa. Tôi làm với anh Ðinh Viết Tứ, anh Trần Ðức Viết. Ba anh em làm và soạn thảo trên internet. Nay anh Trần Ðức Viết mất rồi. Anh Ðinh Viết Tứ ở Arizona (A-ri-dô-na) nhưng sức khỏe đã yếu. Chỉ còn tôi duy trì tiếng nói của mình.

NT: Xin chị cho biết hoạt động của nhóm mình như thế nào?

PTC: Tôi là người biên tập. Tôi khai thác tin tức từ Báo Nhân Dân, từ Vnexpress, rồi gửi cho anh Ðinh Viết Tứ và Trần Ðức Viết đóng góp ý kiến. Hai anh thông minh lắm. Thời “Việt Nam cộng hòa”, anh Ðinh Viết Tứ là luật sư, anh Trần Ðức Viết làm trong không quân.

NT: Theo chị, vì sao hai ông lại có suy nghĩ “thân cộng” như vậy?

PTC: Tôi nghĩ chính tình yêu đất nước mà chúng tôi tìm đến nhau.

NT: Hoạt động của chị trên internet có vấp phải sự chống đối không?

PTC: Khi đó tôi gọi điện cho Tổng lãnh sự Việt Nam ở San Francisco (Xan Phran-xít-cô), nói rằng tôi là Phùng Tuệ Châu từ chương trình phát thanh “Việt Nam Quê hương”. Ở đầu dây bên kia, một người thốt lên: “A! Chúng em biết chị Phùng Tuệ Châu”. Tức là anh em bên Việt Nam đã biết chương trình của chúng tôi trên internet. Rồi một hôm, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco gọi điện, ngỏ ý muốn thăm phòng phát thanh của tôi. Tôi mời họ tới, và thông báo cho hai anh Ðinh Viết Tứ và Trần Ðức Viết. Tại buổi gặp mặt, người đại diện Tổng lãnh sự thay mặt Nhà nước Việt Nam cảm ơn chúng tôi vì đã thực hiện một chương trình rất tốt đẹp vì quê hương.

NT: Sau cuộc tiếp xúc giữa chị và phái đoàn Việt Nam, hoạt động phát thanh vẫn diễn ra bình thường hay có biến chuyển gì không?

PTC: Chúng tôi càng hoạt động thì càng có nhiều uy tín và nhiều khán thính giả đến với chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục làm việc cho đến ngày nay. Tôi muốn chú thích thêm: Sau khi Ðào Minh Quân buộc chúng tôi đóng cửa, tôi thấy tên cũ của chương trình không còn phù hợp, nên đã đổi tên mới là “Tiếng Quê hương”.

NT: Tôi nhớ năm 1999 đã nổ ra một sự kiện lớn tại Bolsa (Bôn-sa – tên một đường phố ở Westminster – Oét-min-tơ, Mỹ). Ông Trần Trường mở một cửa hàng cho thuê băng đĩa. Ông treo bức ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng trong cửa tiệm của mình. Ðiều này đã gây chấn động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Vì không những trưng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông còn gửi đến thông điệp cho các tòa soạn thông báo: Tôi trưng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đấy! Quý vị báo chí đến chất vấn tôi đi! Tôi còn nhớ nội dung thông điệp của ông Trường như vậy. Lúc đó, radio thông báo phải đến xem ông Trường “chơi trò” chưa từng xảy ra trong cộng đồng. Thời điểm đó chị Châu còn nhớ không?

PTC: Tôi không nhớ chính xác. Ông Trần Trường có gửi một bức thư giới thiệu bản thân kèm theo số điện thoại. Những kẻ chống cộng cực đoan liền lợi dụng vụ Trần Trường để đi xin tiền, trong đó, có Hồ Anh Tuấn. Tôi gọi cho Trần Trường cho biết việc làm của ông đang bị những kẻ chống cộng cực đoan lợi dụng để kiếm tiền. Trần Trường trả lời rằng sẽ đưa vụ này qua ACLU (Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ). Buổi tối, tôi có qua xem biểu tình. Họ thấy tôi tới liền hò nhau rằng “Con mẹ Việt cộng đi ra”. Tôi đi về vì biết không ai “chơi” với mình!

NT: Ở giai đoạn đó, ông Hồ Anh Tuấn đặt rất nhiều “thùng tiền chính nghĩa” chung quanh khu vực tổ chức biểu tình. Ðến đêm thì ông ta gom hết các “thùng tiền chính nghĩa” đem về.

PTC: Không chỉ riêng Hồ Anh Tuấn. Người Mỹ gốc Việt nhân danh “chính nghĩa quốc gia” để kiếm nhiều tiền lắm. Bởi vậy, tôi đã nói với Trần Trường ông đang bị bọn chống cộng cực đoan lợi dụng…

Còn nữa

Quang Minh – Đông Á (Nhân dân/Lược ghi)

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây