Trang chủ Bản tin Dân chủ Hành động vô nhân tính của số linh mục cực đoan

Hành động vô nhân tính của số linh mục cực đoan

215
0

Trẻ em như búp trên cành/ biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Vậy nhưng, trong Công giáo đang tồn tại một hiện tượng đáng phải lên án, khi có một bộ phận nhỏ trẻ em lại trở thành công cụ để số đối tượng cực đoan lợi dụng vào các hoạt động mang màu sắc chính trị. Liên quan đến phiên tòa xét xử đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh với hành vì: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Áp dụng các Điểm: a,b,c -Khoản 1, Điều 117; Điều 44, Điều 122 Bộ luật Hình sự, đã bị tuyên phạt 11 năm tù; phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Vẫn như thường lệ, số linh mục cực đoan được vì von là “NGƯỜI BUÔN NẾN” ngat lập tức đã tổ chức thắp nến cầu nguyện cho cho những thể loại tội phạm lấy vỏ bọc người yêu nước để hành động xâm hại đến sự ổn định của thể chế chính trị.

Hành động vô nhân tính của số linh mục cực đoan

Linh mục Đặng Hữu Nam bắt ép con chiên tham gia cầu nguyện cho tội phạm

Vẫn là câu chuyện “bình cũ, rượu mới” với hình ảnh phản cảm quá quen thuộc, chỉ khác nhau về đối tượng được cầu nguyện. Lần này, các linh mục cực đoan tái diễn vở kịch “hiệp thông cầu nguyện” để yêu cầu các cháu học sinh, thanh niên tham gia với số lượng đông như một sự thách thức pháp luật. Như chúng ta biết rằng, lợi dụng sự non trẻ của những giáo dân ở cái tuổi ngây thơ, trong sáng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hệ quả xấu đối với các em, những con chiên ngoan đạo của Chúa, là thế hệ tương lai của giáo hội và của đất nước. Bởi lẽ, hầu hết các em khi tham gia các hoạt động này đều không ý thức được việc mình đang làm, chỉ tham gia theo yêu cầu của cha xứ và với mong muốn được gặp gỡ, nói cười với bạn bè. Thế nhưng, vô tình các em nhỏ đã trở thành một phần không thể thiếu nhằm tạo sự đông đảo trong các hoạt động mang tính kích động, coi thường pháp luật.

Dưới góc độ giáo dục, đó là hành động thiếu sự nhân văn, phản khoa học trong vấn đề dạy dỗ, định hướng nhận thức cho thế hệ mầm non của giáo hội. Khi các em buộc phải đồng hành, cầu nguyện cho những người có hành vi vi phạm pháp luật thì sau này lớn lên các em cũng sẽ chẳng còn coi trọng sự thượng tôn của pháp luật, kéo theo đó cũng là sự vô cảm với những quy định của giáo luật. Về lâu về dài, sẽ tác động không nhỏ đến tư tưởng, đến nhận thức của thế hệ trẻ người Công giáo khi cái mà chúng được dậy đã bị đổi trắng thay đen bởi 2 chữ “vô tội”, cứ phạm pháp sẽ được cầu nguyện, được vinh danh, tội phạm trở thành người anh hùng, có công đức lớn sau sẽ được về với nước Chúa. Đây đúng là một hành động tẩy não đáng lên án và cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hành động vô nhân tính của số linh mục cực đoan

Còn dưới góc độ pháp lý, theo Luật Trẻ em 2016: “Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác (Khoản 5, Điều 6); đồng thời, đi ngược với Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, trong đó, Việt Nam đã tham gia và là một thành viên tích cực. Điều 16 Công ước về Quyền Trẻ em quy định:

“1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.

Tuy nhiên, trong câu chuyện này, nói đi cũng phải xét lại, việc để những tín hữu ngây thơ, vô tội tham gia vào các hoạt động trên, một phần cũng thuộc về trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ. Bởi gia đình là chủng viện và tu viện đầu tiên. Thực tế cho chúng ta thấy, hầu hết ơn gọi của các linh mục và tu sĩ được chớm nở từ các gia đình: Có thể nhờ sự hướng dẫn của cha mẹ; có thể nhờ đời sống đạo đức và gương sáng của các thành viên trong gia đình; có thể nhờ lòng yêu mến và quý trọng các linh mục và các tu sĩ của các bậc cha mẹ đã làm cho ơn gọi nơi con cái được hình thành và phát triển. Chính vì thế, “cha mẹ hãy vun trồng và bảo vệ các mầm non ơn gọi tu trì nơi tâm hồn con cái, trong môi trường giáo dục gia đình theo luân lý Kitô giáo”.

Hành động vô nhân tính của số linh mục cực đoan

Thư gửi các gia đình công giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2016 mời gọi các gia đình công giáo trở thành hội thánh tại gia bằng cách: Gia đình là ngôi nhà thờ phượng; gia đình là mái ấm của tình thương và lòng thương xót; là nơi đón nhận và trân trọng sự sống; là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản về các phương diện nhân bản, đạo đức và đức tin. Nhưng với những đứa trẻ tại giáo xứ Phú Yên bị Linh mục Đặng Hữu Nam lợi dụng vào hoạt động xuyên tạc lịch sử dân tộc, liệu đã được quan tâm đúng mực và thực hiện đúng những lời răn của Chúa về lòng yêu thương, kính trọng sự sống?

Trẻ em như tờ giấy trắng, nét vẽ đẹp hay xấu là do người lớn. Chính Chúa Giêsu nói rằng: “Ai làm gương xấu cho trẻ em thì đáng phải buộc cối đá vào cổ và bị ném xuống biển” (Trích Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, sách Tin mừng trong kinh thánh; Mt 18:6; Mc 9:42; Lc 17:2). Ngài cũng rất muốn con chiên trở nên như trẻ em, nghĩa là kính Chúa một cách trong sáng, không vị kỉ, mưu đồ lợi ích riêng…

Chính vì vậy, qua đây rất mong các những người với chức phận của cha mẹ hãy dũng cảm lên tiếng, bảo vệ cho con em của mình, hãy để cho các em có một môi trường phát triển lành mạnh, việc học hành nên người, rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng ước mơ mới chính là nhiệm vụ của các em chứ không phải là việc đến nhà thờ để trở thành công cụ cho các cha xứ sai khiến vào công việc của người lớn.

Nguồn: Bản tin dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây