Trang chủ Luận bàn - Phản biện Quan điểm pháp lý về vụ án luật sư Trần Vũ Hải...

Quan điểm pháp lý về vụ án luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế ở Nha Trang

190
0

< p align="justify">Han Ni Dang Thi
< p align="justify">(Nội dung trao đổi trong hội thảo nhóm luật và cán bộ thanh tra thuế)

Quan điểm pháp lý về vụ án luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế ở Nha Trang

Quan điểm pháp lý về vụ án luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế ở Nha Trang

Quan điểm pháp lý về vụ án luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế ở Nha Trang

< p align="justify">Nhiều người thắc mắc quá, dù tôi đã đăng cáo trạng nhưng vẫn có quá nhiều câu hỏi xung quanh việc này, nên tóm lại cho dễ hiểu là:
< p align="justify">Vợ chồng Ls Trần Vũ Hải mua căn nhà ở Nha Trang của ông Lắm (nhưng nguồn tiền là bà Hạnh bỏ ra đầu tư, ông Lắm đứng tên). Trong hợp đồng cọc (viết tay) ghi nhận giá 16 tỷ (làm tròn), sau đó các bên ra công chứng lập 2 hợp đồng giá 12 tỷ và 1,8 tỷ và một biên bản thoả thuận giá 16 tỷ đúng giá với HĐ viết tay. Sau đó các bên huỷ HĐ 12 tỷ rồi nhưng Ls Hải vẫn dùng bản HĐ sao y này đem vay ngân hàng và dùng HĐ 1,8 tỷ để đem khai nộp thuế. Chuyện xảy ra từ đầu năm 2016 nhưng sau đó bị khởi tố tội trốn thuế, trong đó bà Hạnh đóng vai trò chủ mưu vì chỉ đạo ghi giá thấp, ông Lắm là người trốn thuế, vợ chồng Ls Hải với vai trò đồng phạm ký trong các hợp đồng.
< p align="justify">Diễn tiến sự việc như thế, không ai tranh cãi việc này, nên tạm tin vậy.
< p align="justify">Thế nhưng, vụ án này có gần 60 luật sư đăng ký bào chữa. Các Ls cho rằng:
< p align="justify">1. Không phạm tội trốn thuế vì luật thuế có quy định khung giá, mà khi người khai thuế thấp thì áp theo khung, nên ông Lắm khai thấp thì cơ quan thuế đã áp theo khung rồi.
< p align="justify">2. Bà Hạnh mới là người bỏ tiền ra mua căn nhà nên bà Hạnh bán nhà thì mới là người phải nộp thuế, mà bà chỉ có căn nhà duy nhất này nên không phải nộp thuế (vì luật quy định có 1 bất động sản k phải nộp thuế).
< p align="justify">Tuy nhiên, toà vẫn tuyên các bị cáo phạm tội, vợ chồng LS Hải bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ. Vì vụ án này diễn từ trước nên áp dụng theo luật 1999, mức phạt là từ 1-5 lần số thuế trốn hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm (luật hiện nay khung hình phạt cao hơn). Và quá trình xét xử, toà hạn chế báo chí vào; bị cáo thì đề nghị toà không cho báo chí chụp hình mình; 1 Ls bị toà yêu cầu dẫn giải ra khỏi phòng xử án.
< p align="justify">Về vụ án này, quan điểm pháp lý mình như sau:
< p align="justify">1. Về tội trốn thuế: Người nào vi phạm các quy định tại điều 108 Luật Quản lý thuế mà số tiền trốn thuế trên 100 triệu đồng (hoặc dưới 100 triệu mà tái phạm) thì xử lý hình sự; còn trốn thuế dưới 100 triệu thì xử phạt hành chính, truy thu số thuế trốn, tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày.
< p align="justify">Theo Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định giá chuyển nhượng là “Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp không xác định được giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá ghi trong HĐ chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thì xác định theo bảng giá đất do UBND”. Sau này, Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC cũng quy định như thế. Do vậy, việc đầu tiên để xác định giá đất là giá theo HĐ chuyển nhượng; chỉ khi HĐ không ghi giá hoặc giá thấp hơn khung thì mới áp theo khung.
< p align="justify">Tuy nhiên, trong Luật Quản lý thuế thì quy định, giá do người dân tự khai, tự chịu trách nhiệm, và người nộp thuế (đừng hỏi tôi vì sao ngay cả doanh nghiệp nộp thuế mà cũng gọi là người nộp thuế nhé, đó là tên gọi, và việc này tôi có làm cả đề tài khoa học) có trách nhiệm khai trung thực, chính xác giá bán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực.
< p align="justify">Do vậy, khi một thửa đất, bán giá 16 tỷ đồng (có HĐ cọc tay, bà Hạnh cung cấp cho công an), giấy tờ chuyển tiền phù hợp giá 16 tỷ mà khai 1,8 tỷ thì trốn thuế là đúng rồi. Đừng nói với tôi là hợp đồng nào đó giả tạo nên vô hiệu nhé, xin thưa hợp đồng cọc không buộc phải công chứng, và đây là vụ án hình sự chứ không phải tranh chấp dân sự nên hồ sơ phù hợp với các chứng cứ khác (giấy cọc, thanh toán qua ngân hàng…) để xác định đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
< p align="justify">(ở đây không tranh cãi vì sao nhà nước lấy giá khung để bồi thường cho các dự án công, tôi đã nói nhiều về bất hợp lý này là không nên bắt dân phải hy sinh khi giá bồi thường dự án công theo khung, dự án thương mại lại được bồi thường theo giá thị trường).
< p align="justify">2. Vậy ai là người nộp thuế? Các LS cứ nói bà Hạnh bỏ tiền ra thì bà Hạnh nộp thuế là vớ vẩn, trước pháp luật thì ông Lắm là người đứng tên trong sổ đỏ nên nhà nước ra quyết định thu thuế đối với ông Lắm (mà ông Lắm có nhà khác nữa nên không thuộc đối tượng miễn thuế). Vợ chồng Ls Hải dù không phải nộp thuế nhưng phạm tội với vai trò đồng phạm, vì nếu không ký trong HĐ ghi giá thấp thì bên bán không thể trốn thuế được. Trong vụ án này, bà Hạnh được xác định là người chủ mưu chỉ đạo ghi giá thấp, tuy nhiên việc này cần làm rõ. Bởi theo tôi, một công chứng viên mà cùng lúc chứng nhận cho nhiều hợp đồng với giá khác nhau thì không thể thoát tội được.
< p align="justify">P/s: Nói thêm, việc toà cấm báo chí là vi phạm Luật Báo chí. Luật quy định, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ là được tác nghiệp tại các phiên toà công khai. Ngay cả bị cáo (là luật sự) yêu cầu toà không cho phép chụp hình bị cáo vợ cũng không có căn cứ luôn. Vì bị cáo ở toà công khai thì báo chí được sử dụng hình ảnh. Nếu có đủ căn cứ thì yêu cầu toà xét xử kín, khi đó sẽ được bí mật. Đừng đưa quyền con người trong Hiến pháp vào đây, vì quyền con người là công dân không phạm tội, còn thành bị cáo thì quyền bị hạn chế, thậm chí còn bị cấm đi khỏi nơi cư trú mà!
< p align="justify">Vài dòng tuy không hài lòng các bạn, vì không ít người ký hạ giá hợp đồng, nhưng nếu bạn hiểu luật thì biết cách mà giấu chứng cứ, chứ không trơ trẽn ngang nhiên để rồi người ta bắt thóp, lại vơ chuyện chính trị vào.
< p align="justify">Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây