Dù nhóm tàu của Trung Quốc đã rút khỏi Tư Chính, tuy nhiên những căng thẳng trên biển Đông vẫn chưa thể chấm dứt, Nguyên nhân cơ bản là bởi vì tham vọng độc chiếm biển Đông chưa bao giờ ngừng lại. Và Trung Quốc vẫn đã và đang có những hành động trên thực địa cũng như những phát ngôn sai trái liên quan tới chủ quyền trên biển Đông.
Phát biểu trước báo giới ngày 8/11, Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói:
“hy vọng phía Việt Nam đối diện với thực tế lịch sử, giữ sự đồng thuận cao cấp của chúng ta và giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn”.
Người phát ngôn của Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam “cần tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề hoặc làm suy yếu hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như các mối quan hệ song phương của chúng ta”.
Rõ ràng đây là một luận điệu rất tráo trở của Bắc Kinh. Nếu theo luận điệu này thì không phải Trung Quốc là kẻ gây hấn mà chính Việt Nam mới là nước làm phức tạp tình hình trên biển Đông.
Rõ ràng, Trung Quốc đang tát bùn sang ao. Tình hình biển Đông sẽ không căng thẳng nếu như Trung Quốc không tham lam với ảo mộng biến cả biển Đông thành ao nhà của mình.
Cảnh Sảng kêu gọi Việt Nam tôn trọng thực tế lịch sử, ý là tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Xin thưa với giới cầm quyền Bắc Kinh rằng, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
Đáp lại phát ngôn của Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Lê Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu liên quan đến Việt Nam của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 08/11/2019 về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa”.
“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Thực tế lịch sử cho thấy rõ điều này”.
Rõ ràng chừng nào Trung Quốc chưa từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông thì biển Đông vẫn chưa thể bình yên.
Viễn
Nguồn: Dân quyền