Trang chủ Luận bàn - Phản biện Từ chuyện nghệ sĩ Trần Lương cắt “đường lưỡi bò” nghĩ về...

Từ chuyện nghệ sĩ Trần Lương cắt “đường lưỡi bò” nghĩ về sức mạnh mềm trong việc bảo vệ chủ quyền

196
0

Một sự việc đang khiến cư dân mạng khâm phục đó là hành động của nghệ sĩ Trần Lương. Ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, anh đã khiến Ban tổ chức triển lãm Polyphony: Southeast Asiaphải thay đổi hình bản đồ có “đường lưỡi bò” trên các tài liệu quảng cáo.

Từ chuyện nghệ sĩ Trần Lương cắt “đường lưỡi bò” nghĩ về sức mạnh mềm trong việc bảo vệ chủ quyền

Theo đó, nghệ sĩ Trần lương sang Trung Quốc tham dự triển lãm Polyphony: Southeast Asia tại Bảo tàng Nghệ thuật thuộc trường đại học Nghệ thuật Nam Kinh. Quá trình tham dự anh phát hiện ra hình minh hoạ khu vực Đông Nam Á được vẽ trên một bản đồ cách điệu trong poster của triển làm có hình lưỡi bò. Ngay lập tức, nghệ sĩ Trần Lương đã nhanh chóng thông báo cho các nghệ sĩ chủ chốt ở các nước Đông Nam Á tham gia triển lãm để kêu gọi họ cùng tẩy chay triển lãm nếu ban tổ chức để poster có hình đường lưỡi bò. Lời kêu gọi của nghệ sĩ Trần Lương nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp Đông Nam Á.

Có thể thấy, ngay giữa sào huyệt của “đường lưỡi bò” nghệ sĩ Trần Lương đã tỏ rõ bản lĩnh của một trí thức Việt, có thái độ dứt khoát và rõ ràng về chủ quyền quốc gia, ý thức bảo vệ “thước núi tấc sông” của đất nước. Phản đối “đường lưỡi bò”, đó là lẽ đương nhiên của mỗi công dân Việt Nam, nhưng trong trường hợp của nghệ sĩ Trầ‌n Lương diễn ra ngay trên đất Trung Quốc khi anh tham gia sự kiện tại đây đã tạo được d‌ư luậ‌n lớn. Hành động “đánh địch ngay trong lòng địch” của anh đã cho bạn bè quốc tế thấy được sự đồng lòng, ý chí kiên định, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của người dân Việt Nam mạnh mẽ đến nhường nào. Ngoài các lực lượng chấp pháp đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc, thì mỗi người dân cũng chính là những “chiến sĩ” tham gia vào mặt trận chống lại âm mưu của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Nghệ sĩ Trung Quốc đưa ra những tuyên bố về tham vọng chủ quyền phi pháp của họ trên biển Đông, vậy thì nghệ sĩ Việt Nam không thể khoanh tay ngồi nhìn được. Thế nhưng, từ câu chuyện của nghệ sĩ Trần Lương đứng trên lãnh thổ Trung Quốc dũng cảm thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước bằng hành động thiết thực thì dư luận thắc mắc còn những nghệ sĩ khác thì sao? Thử hỏi được bao nhiêu nghệ sĩ Việt Nam dám lên tiếng chống lại “đường lưỡi bò” phi pháp, dù chỉ là trên mạng xã hội? Hay như anh ca sĩ trẻ nào đấy mới nổi lên, được dư luận Trung Quốc chú ý thì liền xóa bỏ bài đăng về việc phản đối “đường lưỡi bò” năm nào vì sợ mất fan, mất view?

Và xin thưa với những nghệ sĩ nữa mùa đưa ra lý do nọ, kia, kêu gào Chính phủ, nhà nước và cơ quan ngoại giao phải làm điều này, điều kia rằng, “yêu nước, bảo vệ chủ quyền đâu cần phải hô hào, lên gân này khác, đâu cứ phải xuống đường mới gọi là yêu nước”. Hãy yêu nước bằng những hành động dù là nhỏ nhất nhưng thiết thực như nghệ sĩ Trần Lương. Từng người một, từng hành động một, chỉ cần như vậy thôi đã là một sức mạnh mềm nhưng rất hiệu quả góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước một cách hòa bình, phù hợp với tình hình thực tế và vạch mặt dã tâm rất xấu xa của Trung Quốc.

Câu chuyện của nghệ sĩ Trầ‌n Lương diễn ra giữa lúc Trung Quốc âm thầm cài cắm “đường lưỡi bò” mọi lúc mọi nơi để xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Từ hộ chiếu, phim ảnh, bản đồ du lịch, đến quần áo, thiết bị định vị xe hơi, sách ảnh… thậm chí là cả phần mềm để theo dõi vận hành hệ thống điện mặt trời. Có thể thấy Trung Quốc muốn tìm mọi cách tuyên truyền về “đường lưỡi bò” phi pháp này nhằm để cho tất cả mọi người trên thế giới trong đó có Việt Nam quen dần với “đường lưỡi bò” phi pháp, để rồi chấp nhận nó. Thế nhưng, họ cố ý cài cắm đường lưỡi bò, thì người dân Việt Nam vẫn luôn tỉnh táo, cảnh giác, không rơi vào bẫy của họ.

Nghệ sĩ Trần Lương sinh năm 1960, tốt nghiệp Trường đại học Mỹ Thuật Hà Nội năm 1983, đồng sáng lập Nhà sàn Studio (Hà Nội) và là thành viên của nhóm Gang of Five. Các nhà chuyên môn nhận xét: “Trần Lương là họa sĩ và nhà tổ chức các không gian sáng tạo nghệ thuật đương đại nhấn mạnh khả năng bền bỉ của con người và trao quyền cho các cá nhân thông qua hành động của họ và sự tự phản ánh. Những đóng góp không mệt mỏi của Lương là việc phát triển không gian, sáng kiến, mạng lưới và cộng đồng nghệ thuật trình diễn và video art tại Việt Nam cũng như trong khu vực”

Năm 2014, nghệ sĩ Trần Lương được trao giải thưởng Hoàng tử Claus của Hà Lan.

Thế Khoa

Nguồn: Ngọn cờ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây