Các luồng dư luận xung quanh vụ 39 người nhập cư bất hợp pháp vào Anh tử nạn

Các luồng dư luận xung quanh vụ 39 người nhập cư bất hợp pháp vào Anh tử nạn

Trong 2 tuần qua, các luồng và chiều hướng dư luận đã tranh luận khá gay gắt về vụ 39 người Việt Nam tử nạn khi nhập cư trái phép vào Anh xung quanh trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Anh đối với vụ việc và xã hội Việt Nam nên tỏ thái độ ra sao trước vụ việc

Nhìn chung, đa phần nhóm tự nhận “đấu tranh dân chủ”,, “chống cộng” thì tận dụng tối đa vụ việc để đổ lỗi cho chế độ chính trị của Việt Nam, quy kết xã hội Việt Nam “vô cảm”, có thể điểm qua như:

– Các nhóm chống đối lưu vong (VD: Việt Tân, HAEDC),  các tổ chức chuyên hỗ trợ người tị nạn hậu VNCH (VD: LAVAS, BPSOS), Các nhóm Công giáo bất mãn (VD: Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, doanh nhân Nguyễn Hoàng Dũng, gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Hùng) cho rằng chế độ chính trị của Việt Nam làm suy sụp kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, vì vậy người dân Việt Nam đều muốn bỏ nước ra đi dù phải mạo hiểm, tương tự các “thuyền nhân” thời trước. Linh mục Đặng Hưu Nam còn  dắt díu vụ nhà máy Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển khiến người dân Nghệ – Tĩnh mất kế sinh nhai, vì vậy họ phải trốn đi nước ngoài kiếm sống; đám khủng bố Việt Tân thì bóp méo thành “Các nạn nhân trốn sang Anh không phải vì mục đích kinh tế, mà vì muốn được hưởng tự do, dân chủ”. Thậm chí tay “buôn người” chính hiệu Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) còn vu cáo rằng: Chính quyền địa phương bảo kê cho “các đường dây buôn người”. “Các tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự” cần cùng hành động để điều tra các đường dây, bằng cách “truy từ cò mồi trở lên”; sau đó “ép chính quyền” truy tố các quan chức vi phạm, tịch thu tài sản của họ để bồi thường cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng….

Trong khi đó, các luồng dư luận khác lại nhìn thẳng vào bản chất vụ việc. Ý kiến  xuất phát từ một số cơ quan báo chí nước ngoài như BBC, One America News và Reuters lấy quan điểm của Hoa Nguyen-Adam, một chuyên gia có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống buôn người, đã trả lời phỏng vấn BBC vào ngày 28/10 như sau: “Có những người ở TP Hồ Chí Minh nữa chứ có phải chỉ toàn vùng sâu, vùng xa. Trên thực tế, để kiếm được ngần ấy tiền bỏ ra chi phí cho chuyến đi, nhiều người trong họ không nghèo. Thậm chí có những bạn mà tôi gặp ở Malaysia, bị bắt và đưa về Việt Nam, khi gửi ảnh qua cho tôi, ngôi nhà của họ rất khang trang. Có những bạn xài những chiếc iphone xịn.

Nếu họ sống ở các vùng xa của Việt Nam, thu nhập của họ sẽ rất thấp hoặc khó kiếm được việc làm. Nhưng sang Anh, ngay cả đi làm nail thì họ cũng có thể kiếm hàng trăm ngàn mỗi ngày. Đấy là sự khác biệt rất lớn và là động cơ chính thôi thúc họ tìm đường ra đi.

Hơn nữa, tâm lý của người Việt Nam là họ chỉ thấy nước Anh qua tấm ảnh hào nhoáng, còn những người đã đi thành công khi về, toàn kể về những mặt tốt đẹp của đời sống ở nước ngoài, chứ không ai nói về những ngày trốn chui trốn lủi, về những chuyến đi băng rừng trong đói khát để tìm miền đất hứa, về nỗi cơ cực của nghề làm móng hay cảnh bị ép sống trong những căn nhà trồng cần… Những kẻ buôn người thì chỉ toàn vẽ nên những viễn cảnh tươi đẹp”.

Ông Lê Viết Thọ trên BBC nhận xét:

“Các nghiên cứu về lao động Việt Nam di cư xác nhận nhận xét này. Những người di cư Việt Nam phải bỏ ra một khoản tiền lớn để có thể đến Anh, có thể lên tới 33 ngàn bảng Anh. Khảo sát của AAT (tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ và có hoàn cảnh khó khăn) cho thấy, những người di cư bị bắt quay về Việt Nam có mức sống trung bình, thậm chí một số gia đình có thể được coi là giàu có. Họ có nhà cửa khang trang, thậm chí ô tô hay sở hữu một doanh nghiệp, và có thể bỏ tiền ra cho con đi học ở Úc. Chỉ 10% hộ gia đình thực sự nghèo ở khía cạnh, họ không có nhà, sống cùng các thành viên khác trong gia đình hoặc nhà của họ đã bị chủ nợ xiết”.

Trong khi đó, One America News và Reuters đưa tin về một số “làng tỉ phú” có hàng nghìn biệt thự ở Nghệ An, nơi 70 đến 80% thu nhập là từ nước ngoài gửi về, khiến dân cả xã đua nhau đi nước ngoài bằng cả con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Dựa vào đó, Lê Diễn Đức nhận xét trên Facebook rằng: “Rất nhiều người nhìn nhau, đua đòi, không phải ra đi để thoát nghèo, mà để làm tỷ phú, kể cả làm công việc bất chính để có thu nhập ”khủng”!”.

Các luồng dư luận xung quanh vụ 39 người nhập cư bất hợp pháp vào Anh tử nạn

Một số ý kiến tiêu cực cho rằng, các nạn nhân không xứng đáng được thương xót vì các nạn nhân nhập cư bất hợp pháp vào Anh, họ sẽ không nhận được cả chính phủ Việt Nam lẫn chính phủ Anh bảo vệ, và phải tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Số khác viết rằng những người nhập cư theo diện này thường kiếm sống bằng nhiều công việc bất hợp pháp như trồng cần sa, vì vậy gây hại cho xã hội. Nhất là trước việc em trai của Phạm Thị Trà My quyên tiền để đưa thi thể chị về nước, nhiều bộ phận của dư luận phản đối việc này vì 3 lý do.

Thứ nhất, họ thấy My không có gia cảnh khó khăn. Cụ thể, My có thể trả 950 triệu VNĐ để cho đường dây để nhập cư trái phép sang Anh, và các ảnh chụp trên Facebook cho thấy My thường đi du lịch, em trai My là thành phần ăn chơi đua đòi, tiêu xài phung phí.

Thứ hai, họ chỉ ra rằng chính quyền Anh đã lo mọi chi phí để đưa thi thể các nạn nhân về nước.

Thứ ba, dựa vào việc My đeo băng rôn đỏ, vẫy cờ đỏ sao vàng khi đi cổ vũ bóng đá, và ủng hộ cảnh sát dẹp cuộc biểu tình ngày 10/06/2018, họ cho rằng My là thành phần “cờ đỏ”, dư luận viên, không đáng được hỗ trợ.

Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền Anh phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ việc. Ngày 25/10, khi quốc tịch của các nạn nhân còn chưa được xác định, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc viết rằng một phần nguyên nhân của vụ việc là “chính sách nhập cư thô cứng” của Anh. Để chứng minh, tác giả viết rằng dù các vụ tử nạn của người nhập cư không diễn ra ở EU, chúng diễn ra khá thường xuyên ở Anh – như vụ 58 người Trung Quốc chết ngạt trong xe tải cà chua vào năm 2000, hoặc vụ 21 Trung Quốc chết đuối khi đi nhặt sò năm 2004. Ý kiến này được tờ The Guardian dẫn lại, và bài viết trên The Guardian được trang VietHome (của cộng đồng người Việt ở Anh) dịch vào cùng ngày 25. Như vậy, quan điểm rằng chính sách nhập cư của Anh góp phần gây ra vụ việc đã hiện diện trong dư luận Trung Quốc và Anh một thời gian, trước khi được bút danh Chiêu Văn đưa vào bài viết gây tranh cãi trên báo Tuổi Trẻ hôm 02/11.

Từ thực tế nêu trên, tác giả rút ra 3 nhận định: Thứ nhất, những nhóm người quy trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam đều là những nhóm người từng phải lưu vong vì Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, hầu hết các nhóm Công giáo bất mãn đã phải di cư vào Nam từ năm 1954; trong khi các nhóm chống đối lưu vong và các tổ chức chuyên hỗ trợ người tị nạn hậu VNCH gắn bó với hình ảnh “thuyền nhân” vượt biển, sống lay lắt trong các trại tị nạn. Như vậy, nhiều khả năng thông điệp tuyên truyền của 3 nhóm người này phản ánh các chấn thương tâm lý và động cơ trả thù của họ, hơn là phản ánh hoàn cảnh thực tế phức tạp, đa chiều của xã hội Việt Nam. –

Thứ hai, vì lời kêu gọi “thương xót”các nạn nhân gắn liền với thông điệp công kích hệ giá trị của xã hội Việt Nam hiện tại, công kích chính sách của Nhà nước; nó có tính chính trị, thay vì chỉ có tính thiện nguyện. Nó đại diện cho khuynh hướng dân túy, tận dụng bức xúc của người nghèo, người yếu thế để thúc đẩy thay đổi chính trị.

Thứ ba, trong các thông điệp tuyên truyền trên, chỉ 1 thông điệp có khả năng kéo dài phong trào và khiến nhiều tổ chức phối hợp hành động. Đó là thông điệp của Nguyễn Đình Thắng (BPSOS), trong đó Thắng kêu gọi các nhóm Công giáo bất mãn và xã hội dân sự cùng điều tra các đường dây buôn người, cùng đòi đòi truy tố các quan chức liên quan. Trong trường hợp giới “chống cộng” tiếp tục khai thác vụ việc theo hướng mà Nguyễn Đình Thắng đề nghị, Nhà nước nên chủ động đưa ra giải pháp tổng thể – để vừa thắt chặt pháp luật sau vụ việc, vừa đảm bảo nhu cầu xuất khẩu lao động hợp pháp của người dân, vừa đảm bảo ổn định chính trị tại địa phương, vừa ngăn các thành phần cơ hội chính trị lợi dụng vụ việc.

Nguồn: Loa phường

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *