Viết trên Fb cá nhân, Ts Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện viết: “TÔI KÊU GỌI 90 TRIỆU ĐỒNG BÀO TẨY CHAY TUYỆT ĐỐI CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ TẤT CẢ CÁC CUỘC BẦU CỬ SẮP TỚI, NẾU ĐIỀU 7 CỦA LUẬT NÀY ĐƯỢC THÔNG QUA”.
Lí do cho điều này được ông Ts này xác nhận và cũng khẳng định: “ĐƠN GIẢN LÀ: KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG BẦU, KHÔNG ĐI BẦU”.
Ông Diện cũng dẫn ra cái lí do khiến ông cho rằng “Không biết” là: “Theo Điều 7 dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội đang bàn, những thông tin như thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước; quốc phòng an ninh, đất đai, địa chất, biển; công nghiệp, thương mại… là thông tin bí mật nhà nước.
Khi quyền tiếp cận thông tin, quyền được biết, được bàn, được giám sát… của người dân ngày càng trở nên phổ thông thì ngay cả những thông tin về thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước cũng bí mật thì thật buồn cười”.(Nhà báo Khiêm Phan Nguyễn).
AI ĐỒNG Ý VỚI TÔI, XIN HÃY LIKE ĐỂ BIỂU QUYẾT.
Nguyên cớ ở đây không ngoài phản đối Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc Hội thông qua ngày 15/11/2018, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, quy định về phạm vi thuộc bí mật nhà nước.
Kể ra thì câu chuyện sẽ không có gì đáng nói và đó đơn giản là cách diễn trò kích động của Diện như lâu nay nếu như xung quanh vấn đề không có những chi tiết gợi mở khác.
Diện đã từng ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 với khẩu hiệu: “Tôi muốn cùng Quốc hội giữ cho được Văn hóa dân tộc”… Khi đó khát khao được trở thành đại biểu Quốc hội đối với Diện cháy bỏng và rạo rực đến độ có người nói Diện sống với bầu cử và quên hẳn mọi thứ. Nhưng rồi cái kết quả không như ý khiến cho Diện trở nên bất đắc chí, và Quốc hội từ lâu không phải là mục tiêu đả phá của Diện bỗng trở thành mục tiêu số 1.
Theo dõi Diện từ năm 2016 đến nay, sẽ không quá khó để nhận biết điều đó. Trên Fb cá nhân, Diện không bỏ sót một chi tiết nóng, nhạy cảm nào trên diễn đàn Quốc hội. Diện tấn công với giọng điệu hằn học ra mặt và chỉ cần liên quan là y như rằng, Quốc hội trở thành mục tiêu tấn công của gã.
Ở đây, cần biết là việc thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là do Quốc hội thực hiện nhưng Quốc hội chỉ thực hiện chức năng đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của người dân; cơ quan tham mưu ở đây là Bộ Công an và các cơ quan liên quan, nhưng Quốc hội vẫn bị Diện tấn công với những lí do khả ố và không mấy liên quan.
Xung quanh nội dung Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, quy định thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc diện mật trong lĩnh vực chính trị, y tế. Sẽ có nhiều người cho đó là không cần thiết thậm chí sẽ chồng chéo với các điều khoản của các luật, văn bản dưới luật và ngăn cản việc tiếp cận của công dân. Tuy nhiên việc quy định thế này hoàn toàn không trái ngược và gây nên những hệ luỵ như đa số chúng ta vẫn nghĩ.
Đặc biệt trong việc bầu cử Quốc hội trong cách nói, nghĩ của Nguyễn Xuân Diện lại càng không. Bản thân Diện cũng thừa hiểu điều đó bởi để tạo điều kiện cho cử tri lựa chọn và tin tưởng trao lá phiếu của mình cho ai đó thì Ban tổ chức các điểm bầu cử sẽ phải có trách nhiệm cung cấp gần như đầy đủ thông tin về đại biểu đó thông qua bản trích khai và sơ yếu lí lịch. Nghĩa là khi đó những thông tin này nếu trước đó được đưa vào diện mật thì sẽ được giải mật.
Ngoài ra cũng có thể thấy, đây là “thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, mà những người tham gia Đại biểu Quốc hội không hoàn toàn, tất cả là Lãnh đạo Đảng, nhà nước, chỉ có số ít trong đó mà thôi. Do đó để tương quan bảo vệ lãnh đạo Đảng, nhà nước trước những thông tin thất thiệt, vu khống, bôi nhọ thì việc quy định như trên là cần thiết, hoàn toàn không có nhiều vấn đề liên quan.
Chỉ trách Ts Nguyễn Xuân Diện hiểu, thậm chí thừa hiểu vấn đề nhưng vẫn hằn học và cố tình lèo lái sự việc sang địa hạt mới!
Nguồn: Mõ làng