Mới đây, tổ chức Freedom house đã đưa ra một bản bảo cáo về tình hình tự do Internet toàn cầu, trong đó xếp hạng Việt Nam là quốc gia không có tự do Internet.
Báo cáo về tự do internet năm 2019 với nhan đề “Khủng hoảng mạng xã hội” được Freedom House công bố vào ngày 5 tháng 11, đánh giá Việt Nam chỉ được 24/100 điểm, thuộc nhóm 0-39 điểm, là quốc gia không có tự do internet. Tổ chức này nhận định Việt Nam là một quốc gia độc đảng, bị chi phối trong nhiều thập kỷ bởi Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Có thể nói đây là một báo cáo xếp hạng rất hàm hồ và phản ánh hoàn toàn sai lệch về tình hình tự do Internet nói riêng cũng như đảm bảo nhân quyền nói chung của Việt Nam.
Có thể nói, so với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có chính sách cởi mở về Internet. Chính vì thế, Internet ở Việt Nam phát triển rất nhanh.
Thống kê cho thấy năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017.
Theo số liệu, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018.
Người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Người dùng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc.
94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần.
Đó là những con số biết nói có thể bác bỏ ngay những luận điệu hàm hồ của Freedom house. Nếu Việt Nam là quốc gia không có tự do Internet, làm sao Internet lại có thể phát triển nhanh và mạnh như thế được.
Nhiều người nói vui rằng, trong một đất nước mà người người, nhà nhà dùng face, chơi face, điện thoại thông minh gắn liền với Internet như món ăn hàng ngày mà không có tự do Internet thì đất nước nào có nữa.
Phát biểu về vấn đề này, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 7/11, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng, khi được đề nghị cho biết phản ứng đối với báo cáo về tự do Internet của Freedom House, trả lời rằng: “Tôi hoàn toàn bác bỏ những đánh giá về Việt Nam trong báo cáo ngày 5 tháng 11 năm 2019 của Tổ chức Freedom House. Đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam và đã được quy định trong Hiến pháp”.
Rõ ràng, báo cáo của Freedom house không chỉ là một báo cáo láo mà còn qúa bát nháo nữa.
Viễn
Nguồn: Dân quyền