Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong  vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Ngày 23/10/2019, tại thị trấn Grays (Essex, Anh Quốc), cảnh sát đã phát hiện 39 người châu Á chết vì ngạt khí trong một chiếc xe container thuộc đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc sang Anh. Ngày 24/10, khi báo chí bắt đầu đưa tin về vụ việc, em trai của một người nhập cư lậu tên Phạm Thị Trà My báo trên group Facebook “Kinh Dịch Hội” rằng chị mình mất tích trên đường vào Anh, nghi đã qua đời, cần các thầy Kinh Dịch giúp xác nhận. Cùng thời điểm đó, gia đình đăng lên Internet ảnh chụp tin nhắn cuối cùng của My, có nội dung: “Con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được”. Ngày 25/10, hình ảnh này được tờ The Guardian của Anh đăng tải, và lan truyền trên mạng xã hội Việt Nam, tạo ra một cơn xúc động trong dư luận ở cả hai nước. Ngày 01/11, cảnh sát Anh nói họ tin rằng cả 39 nạn nhân đều là người Việt.

Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong  vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Nhân đó, trong 2 tuần qua, giới chống đối đã đồng loạt tận dụng vụ việc này để tuyên truyền chống Nhà nước, đòi thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Do vụ việc ít nhiều liên quan đến cộng đồng Công giáo ở Nghệ An và Hà Tĩnh, vấn đề người Việt di cư, và vụ ô nhiễm do nhà máy Formosa; các hoạt động tuyên truyền vừa nêu được dẫn dặt bởi 3 lực lượng, là các nhóm Công giáo bất mãn ở miền Trung (như các linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục), các nhóm chống đối lưu vong (như Việt Tân, LAVAS, BPSOS, Hội Anh em Dân chủ…), và nhóm thành viên Green Trees ở Hà Nội.

Để biết các bên liên quan đã phản ứng như thế nào trong vụ việc, xin đọc bảng sau:

Ngày Chính phủ hai nước Gia đình các nạn nhân Giới chống đối
23/10 _ Cảnh sát hạt Essex phát hiện 39 người châu Á chết vì ngạt khí trong một chiếc xe container thuộc đường xây đưa người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc sang Anh.

_ Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ Anh nói họ “shock và buồn” về vụ việc.

_ Gia đình nạn nhân Phạm Thị Trà My nhận được tin nhắn của My, có nội dung: “Con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được”. (chưa nói gì)
24/10 _ Cảnh sát Hạt Essex nói họ tin rằng “cả 39 người trên chiếc xe” là công dân Trung Quốc. _ Gia đình Phạm Thị Trà My đăng thông tin về vụ việc và tin nhắn của My lên mạng xã hội.

_ VietHome (Người Việt ở Anh) kêu gọi những gia đình có con mất tích liên hệ với họ qua hộp thư [email protected]

(chưa nói gì)
25/10 _ Cảnh sát hạt Essex nói “công tác xác nhận danh tính, quốc tịch” của các nạn nhân có thể thay đổi. Họ kêu gọi các nhân chứng cung cấp thêm thông tin, và hứa sẽ không truy tố nhân chứng. _ Tờ The Guardian (Anh) đăng tin nhắn của My (được dịch sang tiếng Anh bởi một người quen của gia đình), và viết rằng có thể có nạn nhân người Việt.

_ Dù cảnh sát chưa xác định danh tính các nạn nhân, 4 gia đình nói với BBC rằng theo kết quả nhận diện, con em họ nằm trong danh sách những người thiệt mạng.

_ Nhiều gia đình có con mất tích gửi thông tin cho VietHome

_ Linh mục Đặng Hữu Nam đăng tin nhắn của Phạm Thị Trà My. Các nhóm Công giáo bất mãn bắt đầu khai thác vụ việc.
26/10 _ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo điều tra đường dây đưa người Việt xuất cảnh trái phép.

_ Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố hình sự và bắt tạm giam 4 người có liên quan trong đường dây đưa người ra nước ngoài lao động, cư trú bất hợp pháp. Đứng đầu là Lê Duy Anh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo tư vấn du học Chấn Hưng (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

_ Đại sứ quán Việt Nam gửi thông tin của 12 người được báo mất tích cho phía Anh để phối hợp xác nhận.

_ VietHome cho biết gia đình của gần 20 người mất tích đã gửi ảnh cho họ. Sau khi cảnh sát Anh từ chối cung cấp thông tin cho VietHome để đảm bảo quy trình điều tra, nhóm này chuyển số thông tin đã thu thập được cho cơ quan chức năng 2 nước, ngừng nhận thông tin, và hướng dẫn cộng đồng trực tiếp trình báo với cảnh sát Anh về vụ việc.

_ Gia đình 12 người mất tích đã trình báo với chính quyền Nghệ An và Hà Tĩnh.

_ Anh trai Nguyễn Đình Lượng nói với BBC rằng mình mất liên lạc với Lượng từ hôm 21/10, sau đó một người bạn của Lượng ở Pháp “báo tin dữ”.

_ Việt Tân bắt đầu tuyên truyền rằng chế độ khiến người Việt không có việc làm, không có nhân quyền, nên mới phải trốn sang Anh và thiệt mạng.

_ Đặng Hữu Nam bắt đầu tuyên truyền rằng vụ Formosa khiến ngư dân Nghệ-Tĩnh mất việc làm, phải sang Anh mưu sinh và thiệt mạng.

_ Đặng Hữu Nam nói với Reuters rằng ông đang liên lạc với gia đình các nạn nhân. Nguồn tin của ông Nam cho biết có “hơn 100 người” Việt Nam đi trong đợt xuất cảnh này.

_ Đặng Hữu Nam cùng khoảng 500 giáo dân xứ Mỹ Khánh làm lễ cầu nguyện cho Bùi Thị Nhung. Nguyễn Đình Thục cùng khoảng 500 giáo dân xứ Song Ngọc làm lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Cả 2 linh mục đều tuyên truyền chống chế độ trong buổi lễ.

27/10 _ Sở Ngoại vụ Nghệ An công bố số đường dây nóng bảo hộ công dân sau vụ 39 người chết ở Anh.

_ Qua cầu nối là các cơ quan ngoại giao, Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Essex phối hợp xác định danh tính các nạn nhân bằng phương pháp xét nghiệm ADN, thay vì bằng nhận diện. Công an Việt Nam thu thập mẫu tóc và máu của gia đình các nạn nhân để phục vụ việc này. Mỗi ngày phía Anh chỉ xét nghiệm được từ 5 đến 6 trường hợp.

_ Số gia đình người mất tích trình báo với chính quyền Nghệ An và Hà Tĩnh đã lên đến 24. _ Đặng Hữu Nam viết rằng ông đang đưa một “phái đoàn Chính phủ Vương quốc Anh” đi “nắm bắt tình hình và kiểm chứng những tin tức của các gia đình nghi nạn”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nhóm người đi cùng ông Nam chỉ là phóng viên nước ngoài, không phải phái đoàn của chính phủ.

_ Sáng sớm 27/10, Đặng Hữu Nam viết: “Được biết trong 39 người tử nạn tại Anh Quốc phần lớn tại Nghệ An và Hà Tĩnh. (…) Nghệ An: 25 người huyện Yên Thành, 2 người huyện Diễn Châu, 2 người Vinh. Hà Tĩnh: 7 người huyện Can Lộc, 1 người thị trấn Nghèn, 1 người Hồng Lĩnh”.

_ Đêm 27/10, Đặng Hữu Nam công bố danh sách 11 nạn nhân “đã được xác nhận”.

_ Vatican News bắt đầu đăng một số bài khai thác vụ việc theo hướng chống chế độ.

_ Tối 27/10/2019, tại nhà thờ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội tổ chức thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Họ tận dụng vụ việc để tuyên truyền chống chế độ.

_ Tối 27/10/2019, trước cổng Nhà thờ Lớn Hà Nội, Green Trees tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân, với khoảng 20 người tham gia. Họ tận dụng vụ việc để tuyên truyền chống chế độ.

28/10 _ Anh truy tố tài xế Maurice Robinson về 39 tội ngộ sát, tội âm mưu buôn người, thông đồng hỗ trợ nhập cư trái phép và rửa tiền.

_ Anh chuyển hồ sơ của 4 nạn nhân cho Việt Nam để phối hợp làm rõ.

_ Đã có 14 gia đình gọi vào đường dây nóng bảo hộ công dân. _ “Phái đoàn” đi cùng Đặng Hữu Nam bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ngăn cản, mời về UBND xã “làm việc” trong vòng 1 giờ, rồi trục xuất khỏi địa bàn tỉnh. Nam đưa tin, gọi nhóm phóng viên này là “phái đoàn từ Anh Quốc”.
29/10 _ Bộ trưởng Công an Tô Lâm trao đổi với người đồng cấp ở Anh về vụ việc, cử đoàn công tác sang Anh để phối hợp xác định danh tính các nạn nhân. _ Số gia đình người mất tích trình báo với chính quyền đã lên đến 28. _ Nguyễn Đình Thục đi thăm gia đình 4 người mất tích, là Nguyễn Đình Tứ, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Văn Tiếp.
31/10 _ Đặng Hữu Nam cùng giáo dân xứ Mỹ khánh mang cờ quạt, hành hương đến núi đá Đức Mẹ Lộc Đức Bảo Nham, để làm lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân. Buổi lễ vẫn chứa nội dung tuyên truyền chống chế độ.
01/11 _ Cảnh sát Essex nói họ tin rằng cả 39 nạn nhân đều là người Việt Nam.

_ Công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt giữ 2 nghi phạm.

03/11 _ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân. _ Các tổ chức thân Việt Tân tại Anh tổ chức lễ tưởng niệm 39 nạn nhân. Ban Tổ chức gồm Hội Thân Hữu Việt Tân tại UK, Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại UK, Hội Anh Em Dân Chủ Phân Hội Châu Âu, Phong Trào Dân Quyền tại UK, Phong Trào Con Đường Việt Nam tại UK, Việt Tân tại UK.

_ Trương Văn Dũng mặc áo của Hội Anh em Dân chủ, giơ biểu ngữ “Còn Cộng sản thì người dân còn bỏ nước ra đi!”.

Như vậy, có ít nhất 4 lực lượng tìm cách liên lạc với người nhà để xác định danh tính các nạn nhân – là Chính phủ Anh, Chính phủ Việt Nam, trang VietHome, và linh mục Đặng Hữu Nam.

Trong đó, VietHome là một tờ báo điện tử của cộng đồng người Việt ở Anh, có quan điểm trung lập. Họ có thể là trang tiếng Việt đưa tin sớm nhất, và cập nhật liên tục nhất các thông tin từ phía cảnh sát và chính phủ Anh.

Đặng Hữu Nam có nguồn tin riêng về vụ việc này (có thể nằm trong số gia đình nạn nhân). Nguồn tin của Nam có thể hiểu sâu về vụ việc, vì ngày 26/10, họ nói có “hơn 100 người” Việt Nam đi trong đợt xuất cảnh. Nguồn tin này có lẽ không liên quan đến Chính phủ Anh và VietHome, vì Chính phủ Anh giữ kín quá trình điều tra, còn VietHome nói rằng họ giữ kín thông tin, chỉ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ 2 nước.

Sau khi xem xét các thông tin trên, chúng tôi xin đưa ra 3 nhận xét.

Thứ nhất, nhìn toàn bộ quá trình, có thể thấy Chính phủ Việt Nam hành động một cách khá nhanh chóng và có trách nhiệm trong vụ việc, chứ không “bỏ mặc gia đình các nạn nhân” như giới “dân chửi” tuyên truyền.

Thứ hai, cảnh sát Anh không ủng hộ việc một bên thứ hai, như linh mục Đặng Hữu Nam, đi xác minh danh tính nạn nhân và đưa tin lên Internet:

Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong  vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Thứ ba, Phạm Thị Trà My là người ủng hộ Nhà nước, và không nghèo như giới “dân chửi” tuyên truyền:

Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong  vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong  vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Chính phủ Việt Nam hành động chậm trễ hay kịp thời trong  vụ tử nạn của 39 người nhập cư bất hợp pháp?

Dù bạn có cảm thương cho các nạn nhân hay không, bạn cũng không nhất thiết phải vào hùa với đám kền kền đang khai thác cái chết của họ.

Nguồn: Loa phường

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *