Bằng cách dùng những luận điệu xuyên tạc, viển vông của chính lũ phản động đó, đã có nhiều minh chứng cho mọi người thấy lời lẽ của bọn phản động chỉ là một lũ nói dối.
Mới đây, trên trang VOA tiếng Việt có tiêu đề “Nhà hoạt động: Tô Lâm nói về mạng xã hội cho thấy Việt Nam sợ minh bạch”. Đáng chú ý, nội dung bài viết có ý muốn bình luận rằng, phát biểu của Đại tướng Tô Lâm cho thấy nhà chức trách Việt Nam “sợ minh bạch, sợ sự thật”. Vậy, việc tồn tại, phát triển mạng xã hội ở Việt Nam thực tế trong thời gian qua có phải như các “nhà dân chủ” nói không?
Đủ kiểu “nhà hoạt động dân chủ”
Nhà hoạt động mà VOA tiếng Việt nói đến ở đây có tên Lê Văn Dũng (Facebooker Le Dung Vova). Le Dung Vova đã so sánh rằng ở Mỹ hay nhiều nước dân chủ khác, người dân có thể phê bình, chỉ trích thoái mái nguyên thủ của họ và các chính sách của nhà nước trên mạng xã hội mà không bị trả đũa, trong khi đó, nếu làm như vậy ở Việt Nam sẽ bị Bộ Công an, Bộ Thông tin-Truyền thông, v.v… quy chụp là “chống phá”. Theo đó, Le Dung Vova nhận định với VOA rằng chính quyền còn có một lý do khác để không thân thiện với mạng xã hội, đó là khả năng tuyên truyền của báo chí nhà nước bị suy giảm khi mạng xã hội trở nên phổ biến hơn.
Cái tên “nhà dân chủ” này còn nói thêm thế này: “Ở Việt Nam, hệ thống báo chí chỉ làm vai trò tuyên truyền, nói phải thành trái, trái thành phải. Tuyên truyền làm mất sự thật đi. Bây giờ rất nhiều hạ tầng mạng xã hội phát triển, người dùng xác lập được thông tin nhanh và họ tìm ra sự thật của tin tức. Người ta kiểm chứng dễ hơn, thì điều đó làm lấn át vai trò của các tờ báo, các tòa báo của nhà nước. Nhà nước độc tài muốn độc quyền thông tin. Họ sợ mạng xã hội lấn át các tờ báo, các tòa báo của nhà nước”.
Thực tế cho thấy, Le Dung Vova cũng chỉ là một trong nhiều “nhà dân chủ” – cái ngôn từ mỹ miều mà các cá nhân/tổ chức phản động có tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ Việt Nam tự phong cho nhau. Họ thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng..v..v.
Hẳn chúng ta từng nghe hoặc biết rất rõ những cái tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hóa, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Trung Tôn, Lê Đình Lượng, Phạm Văn Đài..v..v. Điểm chung của các đối tượng này là đã từng bị Công an khởi tố, bắt giam, trục xuất vì tội tuyên truyền chống phá, lật đổ nhà nước, chế độ.
Bằng cách dùng những luận điệu xuyên tạc, viển vông của chính lũ phản động đó, đã có nhiều minh chứng cho mọi người thấy lời lẽ của bọn phản động chỉ là một lũ nói dối. Hãy thử nghĩ đi, nếu Nhà nước Việt Nam độc tài và xã hội Việt Nam loạn như các luận điệu mà các “nhà dân chủ” này nói, thì sao nhiều kẻ có tư tưởng phản động (số đó có những tên kể trên) vẫn còn sống, thậm chí gia đình họ chưa hề bị công an làm việc bao giờ, để rồi giờ ngồi bên kia trời Tây mà ra rả nói xấu về dân tộc, đất nước mình.
Nếu nước Việt Nam nghèo đói, người Việt Nam ngu ngốc như các “nhà dân chủ” nói thì tại sao những người học sinh người Việt lại có thể qua Mỹ, vào học tại trường đại học của Mỹ. Tựu trung lại, những cái tên mỹ miều “nhà dân chủ” kia cũng chỉ biết đứng núi này trông núi nọ. Họ nghĩ nước Mỹ văn minh, tự do, còn Việt Nam loạn lạc, không có nhân quyền. Nhưng thực tế thì sao? Chính bản chất nước Mỹ là nước thực dân, và nội tình nước Mỹ luôn có khủng bố.
Trong khi ở Việt Nam luôn được thế giới biết đến là nơi an toàn về chính trị, tự do trong khuôn khổ pháp luật, trong đó có cả tự do về môi trường thông tin, và sự phát triển của mạng xã hội là minh chứng thiết thực nhất.
Mạng xã hội – khu đất chính để các “nhà dân chủ” hoạt động
Thực tế, một dữ liệu thống kê cho thấy, đến nay Việt Nam có 64 triệu người dùng internet trong tổng dân số là 97 triệu người ở Việt Nam. Trong số đó, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên các thiết bị di động. Các số liệu cũng cho thấy đến tháng 5/2019, Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook, và con số người dùng mạng xã hội này ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Không ít phần tử phản động lợi dụng để chống đối, nên quản lý mạng xã hội là cần thiết là xu thế
Theo đó, mặt trái của nó cũng biểu hiện rõ khi nhiều người dùng Internet Việt Nam, nhất là giới trẻ thanh niên, học sinh và thậm chí trẻ em bị tác động tiêu cực bởi hàng ngàn thông tin, hình ảnh bạo lực, kích động được phát tán tự do trên không gian mạng, gây băng hoại giá trị đạo đức xã hội trong giới trẻ. Đáng ngại hơn là không gian mạng, nhất là mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm triệt để lợi dụng hoạt động chống phá.
Ví như: Chỉ trong năm 2018, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện hơn 4.000 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công, xâm nhập. Tin tặc đã sử dụng nhiều dòng mã độc đa dạng, với hàng trăm tên miền cho máy chủ điều khiển để tấn công vào hệ thống mạng thông tin của các cơ quan trọng yếu Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng mã độc tống tiền tấn công các cơ quan, tổ chức ngày càng gia tăng, thông tin tài khoản của các dịch vụ trên Internet không được bảo vệ, liên tục bị lộ lọt, sử dụng vào các mục đích chính trị, thương mại gây bất an cho người sử dụng.
Điều này thể hiện rõ nét qua vụ 427.446 tài khoản người dùng Facebook Việt Nam bị lộ (nhiều thứ 9 thế giới), 735.000 máy tính bị ảnh hưởng bởi mã độc đào tiền ảo W32.CoinMiner, 560.000 máy tính bị lây nhiễm mã độc gián điệp BrowserSpy…v..v. Tức là, dù sao chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ trên không gian mạng, khiến các cơ quan chức năng phải nỗ lực hơn rất nhiều để ngăn chặn nội dung bẩn gây ra nhiều tác động xấu tới thế hệ trẻ.
Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói: “Bà con tin ai? Phải tin Đảng, Nhà nước, không được tin các kẻ tung tin trên mạng xã hội nói xấu Đảng, Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân… Nếu không ngăn chặn đươc, các thông tin “xấu độc” trên mạng sẽ khiến người đọc không biết tin nào thật, tin nào giả, ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của người dân với đảng, nhà nước”. Khi nói về vấn đề an ninh mạng, mạng xã hội, trên nghị trường vừa qua, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng cho rằng: “Các tổ chức phản động lưu vong, đối tượng chống đối trong nước tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó có cả hoạt động khủng bố manh động. Mặc dù vậy, trong năm 2019 đã bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là các âm mưu kích động biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại.”.
Câu chuyện, Ủy ban Châu Âu (EC) từng yêu cầu các công ty Facebook, Twitter, Google áp dụng các biện pháp ngăn chặn những thông tin lừa đảo, gian lận xuất hiện trên các trang mạng này. Hoặc, nhiều nước như Australia, Anh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,… cũng xây dựng quy định nhằm ngăn chặn những thông tin xấu độc, sai sự thật trên các trang mạng xã hội. Tất cả đã phần nào nói lên mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ cho các phần tử cực đoan, có tư tưởng đi ngược lại với lợi ích của từng quốc gia, dân tộc và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Điều đó cũng có nghĩa, tăng cường kiểm soát an ninh mạng và hoạt động truyền thông xã hội trong không gian mạng đã trở thành xu thế bắt buộc. Góp phần bảo vệ người dùng mạng xã hội nói riêng cũng như đảm bảo một không gian mạng an toàn nói chung. Đặc biệt loại bỏ dần những nguy cơ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia. Chứ không phải siết chặt quản lý là sợ minh bạch, sợ sự thật như những “nhà dân chủ rởm” lý lẽ.
Sông Trà
Nguồn: Cánh cò