Trang chủ Dân quyền Nạn nhân người Việt trong 39 thi thể tại Anh và chuyện...

Nạn nhân người Việt trong 39 thi thể tại Anh và chuyện lao động nước ngoài

169
0

Nạn nhân người Việt trong 39 thi thể tại Anh và chuyện lao động nước ngoài

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 thông báo có nạn nhân người Việt nhưng chưa xác định danh tính cụ thể trong vụ 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc London, Anh.

Điều này cũng không nằm ngoài dự đoán bởi sau khi sự việc xảy ra, có nhiều gia đình tại Nghệ An, Hà Tĩnh đã đến trình báo với các cơ quan chức năng cho biết con em mình mất tích và nhiều người còn biết chắc chắn rằng con em mình đang trên đường nhập cư bất hợp pháp vào Anh quốc.

Hiện nay các lực lượng chức năng của Việt Nam vẫn đang tích cực phối hợp với Cảnh sát Anh để nhận dạng chính xác từng nạn nhân qua việc đối chứng AND, sinh trắc học…

Đây có thể đánh giá là một thảm kịch nhân đạo, một hành động đáng lên án của những kẻ buôn người và qua đây cho chúng ta rất nhiều bài học cần suy ngẫm về câu chuyện xuất cảnh lao động.

Nói về vấn đề xuất khẩu lao động đi nước ngoài, ai cũng biết với sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam hiện nay, chúng ta có rất nhiều cơ hội để xuất khẩu lao động ra nước ngoài hợp pháp. Cơ hội là rất rộng mở.

Thứ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội, ông Lê Anh Quân nhấn mạnh

cơ hội đi lao động ở nước ngoài hợp pháp hiện nay rất rộng mở và dễ tiếp cận. Việt Nam đã có thỏa thuận đưa người đi làm việc chính thức với nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc, NewZeland, một số nước Đông Âu, Trung Đông. Cả nước có đến gần 400 công ty được cấp phép đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Hàng năm nước ta có gần 150.000 người đi làm việc ở nước ngoài.

Một điều chúng ta cần nhìn nhận đó là việc xuất khẩu lao động theo đường “chính ngạch” là hành vi hợp pháp và người lao động được pháp luật bảo hộ, bảo vệ. Thu nhập từ xuất khẩu lao động cũng không hề thấp.

Còn trái lại với hành vi di cư chui, nhập cảnh bất hợp pháp vào quốc gia khác là hành vi vi phạm pháp luật, mang tính rủi ro rất cao và không được pháp luật bảo vệ.

Còn với những kẻ tổ chức đường dây cho người lao động đi làm việc chui ở nước ngoài, bản chất đó là hành vi buôn người, một dạng tội phạm nguy hiểm cho xã hội, cần phải được đấu tranh, loại bỏ.

Từ câu chuyện thương tâm của 39 nạn nhân, một lần nữa khuyến cáo người dân chúng ta hãy tỉnh táo, lựa chọn con đường hợp pháp để được pháp luật bảo hộ. Đừng vì hám lợi quá mức mà cuối cùng tiền thì mất, tính mạng cũng không giữ được.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây