Trang chủ Biển - Đảo ASEAN nên có tiếng nói chung về biển Đông

ASEAN nên có tiếng nói chung về biển Đông

161
0

ASEAN nên có tiếng nói chung về biển Đông

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 khai mạc tại Bangkok, Thái Lan từ hôm 2/11, với sự tham gia của khoảng 3.000 quan chức và nhà báo từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Theo Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam, lễ chuyển giao cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 4/11.

Đây được cho là Hội nghị sẽ bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhiều người kỳ vọng các nước ASEAN sẽ đưa ra được một sự đồng thuận, một tiếng nói chung về biển Đông.

Đây là vấn đề quan trọng bởi hơn một nửa nước trong khối có lợi ích ở biển Đông, và một nửa số nước còn lại cũng có những lợi ích gián tiếp. Hiện nay âm mưu của Trung Quốc là cố tình quân sự hóa biển Đông, hướng đến độc chiếm biển Đông, biến biển Đông thành ao nhà của họ.

Nếu ASEAN không có một sự đồng thuận và nhất trí cao, đoàn kết cao, lợi ích của toàn khối sẽ bị ảnh hưởng, và như thế mang tính chất một khối để bảo vệ, tương trợ lẫn nhau nhưng lại không bảo vệ được lợi ích cho nhau thì là điều rất dở.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vào thực tế, Trung Quốc rất giỏi trong chiêu bài chia rẽ, chia để trị. Trung Quốc đang cố dùng những mồi nhử kinh tế để lôi kéo một số nước trong khu vực, nhất là những nước không có biển, không có lợi ích trực tiếp tại biển Đông như Campuchia, Thái Lan… Nếu những nước này không đặt lợi ích chung của khối lên trên thì rất dễ bị Trung Quốc mua chuộc và phá vỡ sự đoàn kết trong khối.

Về vấn đề này, một nhà phân tích đã chỉ ra: “Từ trước đến giờ, chúng ta cũng biết là một số nước có mối quan hệ kinh tế tốt với Trung Quốc và không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông như Campuchia, Myanmar hay là Thái Lan thì rất dễ ngả theo Trung Quốc trong một số giai đoạn nhất định. Cũng như gần đây, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến Hà Nội đã tuyên bố ngay là các nước đừng hy vọng sử dụng ASEAN như phiên tòa để mà vận động cho các chính sách liên quan đến chủ quyền mà Campuchia không muốn trở thành con tốt thí trong ván cờ đấy. Quan điểm của ông Hun Sen có lẽ cũng tương tự như quan điểm của một số bên trong ASEAN mà không có quyền lợi ở Biển Đông. Rõ ràng việc dùng ASEAN làm kênh quan trọng nhất để xử lý vấn đề Biển Đông thì rất là khó, nhưng mà coi ASEAN là bên trung lập, diễn đàn để chúng ta có thể thể hiện quan điểm liên quan đến chủ quyền, cũng như đàm phán dưới góc độ một nhóm các nước có quyền lợi liên quan ở Biển Đông như COC thì sẽ rất có lợi cho Việt Nam.”

Trung Quốc thì lâu nay vẫn thâm hiểm vậy. Nếu Trung Quốc mua chuộc và lôi kéo, chia rẽ được ASEAN, dần dần TRung Quốc sẽ thâu tóm toàn bộ khối.

Lúc đó, không chỉ lợi ích từng nước không được đảm bảo mà toàn bộ khối cũng khó giữ.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây