Trang chủ Google.Tienlang Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp...

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

215
0

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng đang là sự kiện nóng trên báo chí suốt chục ngày qua. Dù đã tuyên bố tạm gác lại những chủ đề khác để chuyên tập trung vào một chủ đề chống lật sử

“Phương Linh14:41 9 tháng 10, 2019

Tôi là cán bộ ở Văn phòng Chính phủ.

Tôi thấy các bạn chủ trang Google.tienlang là các chuyên gia pháp luật, từng có rất nhiều bài với những lập luận chặt chẽ, chứng lý rõ ràng để hóa giải nhiều vụ đình đám.

Hiện nay, vụ Panorama Mã Pì Lèng đang là vụ hót. Tỉnh Hà Giang đã có công văn xin ý kiến Thủ tướng.

Nếu các bạn chủ trang là cán bộ Văn phòng Chính phủ như tôi thì các bạn sẽ tư vấn cho Thủ tướng xử lý ra sao???

Cá nhân tôi, tôi rất bức xúc khi thấy báo chí và các quan chức ở bộ, ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… chỉ phán bảo một chiều ra vẻ “yêu thiên nhiên, môi trường” nhưng không đứng về phía người dân. Tất cả mọi người đang hiếp đáp một phụ nữ- chủ công trình này!

Rất mong các bạn chủ trang lên tiếng!”

Google.tienlang không có tham vọng làm nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để trả lời Báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, song chúng tôi đồng tình với nhận xét của bạn Phương Linh rằng những ngày qua, báo chí và các quan chức, đặc biệt là “quan chức ở bộ, ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… chỉ phán bảo một chiều ra vẻ “yêu thiên nhiên, môi trường” nhưng không đứng về phía người dân. Tất cả mọi người đang hiếp đáp một phụ nữ- chủ công trình này!”

Ta có thể thông cảm, vì lý do trình độ có hạn nên Người dân có thể không am hiểu pháp luật. Nhưng báo chí và quan chức thì bắt buộc phải phát ngôn theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng thực tế ở vụ Panaroma Mã Pí Lèng thì sao?

1. Bộ Văn hóa TT-DL lại không biết pháp luật?

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Câu nói nổi tiếng mà rất nhiều báo chí đều dẫn, kể cả báo nước ngoài như báo Sputnik là câu nói của ông Nguyễn Thái Bình- Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL tại buổi họp báo thường kỳ ngày 8/10/2019-

“Nhà chúng ta chỉ sửa nhỏ, ngay lập tức đội quy tắc có mặt ngay. Đương nhiên cả công trình 7 tầng thì không thể không biết được”

Chu cha, ông Nguyễn Thái Bình đang so sánh việc xây cất ở giữa nội thành Hà Nội với việc xây cất ở vùng nông thôn, miền núi là huyện Mèo Vạc Hà Giang? So sánh như vậy, chứng tỏ ông Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL không biết rằng Panaroma Mã Pí Lèng NẰM NGOÀI khu vực cấp 1 và cấp 2 của di tích quốc gia Mã Pì Lèng? Ông Nguyễn Thái Bình không biết đến quy định của điểm k Điều 89 của Luật Xây dựng 2014?

“Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa… thuộc công trình được miễn giấy phép xây dựng”.– Trích điểm k, khoản 2, điều 89, Luật Xây dựng 2014.

2. Sở Văn hóa TT-DL Hà Giang chỉ vì chút tự ái?

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Giám đốc Sở VHTTDL Trần Minh Hà

Sở Văn hóa TT-DL Hà Giang cũng không biết pháp luật, tương tự như ông Nguyễn Thái Bình- Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL. Trong báo cáo số 240 của Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang, Sở nêu kết quả kiểm tra danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sở khẳng định “SAI PHẠM” tại công trình Panorama do bà Vũ Thị Ánh làm chủ đầu tư là “chưa có Giấy phép xây dựng.”

Thật buồn cười khi lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Giang phát ngôn trên báo chí trách móc chủ đầu tư và UBND huyện Mèo Vạc  rằng “Đến nay chưa có văn bản đề nghị Sở VH-TT-DL tham mưu trình UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTTDL cho ý kiến. Trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư!”

Ô hay, sinh ra cái cơ quan là Sở VH-TT-DL của ông để làm gì ngoài việc giúp UBND tỉnh quản lý lĩnh vực VH-TT-DL trên địa bàn? Vậy thì hà cớ gì ông lại ngồi chờ “văn bản đề nghị” của ai đó thì ông mới vào cuộc?

“Căn cứ pháp lý” mà Sở VH-TT-DL Hà Giang bám víu là Điều 36 Luật Di sản văn hóa. Đáng tiếc là bản thân sở này cùng nhiều cơ quan báo chí cũng KHÔNG am hiểu nội dung Điều 36 Luật Di sản văn hóa.

“Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.”– Trích Điều 36 Luật Di sản văn hóa.

Câu quan trọng nhất trong quy định trên là hai chữ “XÉT THẤY”. Đương nhiên, bà Vũ Thị Ánh- chủ công trình Panaroma Mã Pí Lèng và ông Nguyễn Cao Cường -Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cùng rất nhiều người, trong đó có Google.tienlang không hề “xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích”!

Vậy ai có quyền và có nghĩa vụ “XÉT THẤY” ở đây? Xin thưa, chính là ông đấy, ông Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Giang ạ!

Lẽ ra, ngay từ khi công trình Panaroma Mã Pí Lèng được khởi công (đầu năm 2018), thì ông Giám đốc Sở VH-TT-DL phải kiểm tra. Nếu ông “XÉT THẤY” công trình “có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích” thì NGHĨA VỤ của ông là ngay lập tức báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, xin “ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch”.

Không phải đến giờ, gần hai năm kể từ ngày khởi công, ông Giám đốc Sở VH-TT-DL mới phách lối lớn tiếng đòi phá bỏ Panaroma Mã Pí Lèng!

3. Google.tienlang tin lời bà Vũ Thị Ánh, rằng tỉnh và huyện ủng hộ việc xây dựng công trình.

Trao đổi với báo chí, bà Vũ Thị Ánh- Chủ đầu tư công trình Panorama trên đèo Mã Pí Lèng cho biết, bà không tự ý xây dựng mà đã được các cấp chính quyền ở Hà Giang đồng ý. Trong quá trình xây dựng, nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra độ an toàn, “hệt như một cuộc chạy việt dã” để kịp tái đánh giá công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn.

Bà khẳng định: “Tôi không hề làm vụng trộm, nếu vụng trộm không thể xây dựng được như này”.

“Nói chung là họ hỗ trợ hết mình luôn, lúc ấy phải nghĩ nó như một cuộc chạy thi việt dã, làm sao cho nhanh để kịp tái đánh giá. Tôi thấy rất là tấp nập, các ban ngành cứ nói ‘chị ơi cố gắng làm cái này, cố gắng dẹp cái kia cho sạch sẽ, nhiều người bảo thế lắm nhưng tôi không biết ai vào ai, thỉnh thoảng có người đến xem rồi bảo gạch ngói màu này không ổn, sân phải lát thế này’. Tóm lại là họ hỗ trợ rất nhiều, dù có nghìn tỷ, trăm tỷ cũng không thể bán đứng người đã vì tôi mà giúp cả đường điện về đây, mỗi khi báo có người trộm đường dây là họ đến ngay”, bà Ánh nói như vậy.

Chính lãnh đạo huyện Mèo Vạc cũng đã thừa nhận lời bà Vũ Thị Ánh nói trên là sự thật.

Ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch huyện Mèo Vạc đã thành thật giãi bày trên báo VietNamNet như sau. “Khu vực này lại đúng vào mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình bà Vũ Thị Ánh. Gia đình bà này đã mua từ rất lâu và mong muốn làm một điểm dừng chân, nên đã tiến hành xây dựng. Vì địa phương không có tiền, nên có nhà đầu tư làm được thì rất khuyến khích. Huyện Mèo Vạc cũng mong muốn các cá nhân, tổ chức đến đầu tư để phát triển du lịch.”

Ông Cường đồng thời cho biết, UBND huyện cũng yêu cầu bà Ánh phải xây công trình thân thiện với môi trường, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên. Để đảm bảo điều này, ông Chủ tịnh đã chỉ đạo cán bộ Phòng Kinh tế – Hạ tầng kiểm tra, đôn đốc và giám sát thi công.

Chúng tôi rất tin tưởng ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch huyện Mèo, rằng việc khuyến khích xây dựng công trình là hoàn toàn với mong muốn trong sáng để phát triển quê hương chứ không hề có lợi ích nhóm gì ở đây.

Những chứng cứ khách quan cho thấy ngay cả UBND tỉnh Hà Giang cũng đã ủng hộ xây dựng công tình này. Đó là việc kéo đường điện cao thế từ Đồng Văn đến công trình. Đó là quyết định mở rộng sâu vào lòng núi đá tới 2 mét ở phía đối diện với công trình. Những việc lớn như vậy, UBND huyện Mèo Vạc không tự làm được. Chủ công trình lại càng không thể làm được.

UBND tỉnh Hà Giang đã có báo cáo ngày 8/10/ gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh nhắc lại việc điểm xây công trình trái phép này nằm ngoài khu vực 2 của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng.

Văn bản cũng viết: “Theo báo cáo khảo sát của Giáo sư Guy Martini, Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO (tháng 2.2018), khuyến nghị tỉnh Hà Giang xây dựng điểm dừng chân phục vụ du khách tại khu vực Mã Pì Lèng (khu vực xây dựng nhà nghỉ nêu trên). Căn cứ báo cáo khuyến nghị trên, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức hai đoàn đi kiểm tra và có Văn bản số 55/TB-UBND, ngày 14.3.2018 và Văn bản số 141/TB-UBND, ngày 8.6.2018 chỉ đạo, giao H.Mèo Vạc triển khai thực hiện xây dựng điểm dừng chân. Yêu cầu hoàn thành trước tháng 7.2018 để phục vụ cho kỳ tái đánh giá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ hai, năm 2018 (vào tháng 9.2018)”.

4. Có quy định nào v/v “Điểm dừng chân” thì không được xây phòng nghỉ?

Google.tienlang xin trả lời luôn- KHÔNG!

Nếu pháp luật đã không cấm thì người dân được làm thôi!

Mã Pì Lèng được coi là cảnh quan đẹp tầm quốc gia, quốc tế. Thế mà đến nay chả có cơ quan ban ngành nào lập kế hoạch nghiên cứu xem nên quy hoạch cảnh quan môi trường ra sao cả. Ở đâu rồi những Tổng cục Du lịch, Bộ Xây dựng, Hội kiến trúc sư trong việc tổ chức những cảnh quan mang tầm vóc quốc gia để gìn giữ và khai thác du lịch? Các ông không làm thì đừng thắc mắc, đừng trách dân làm “không theo quy hoạch”!

Khi mà đã không có quy họach gì cả, thì dân làm theo ý họ thôi. Bảo nó to, nó xấu thì chỉ là cảm tính, vì làm gì có chuẩn nào để mà đối chiếu đâu cơ chứ. Ông Nhà báo Trần Đăng Tuấn, ông Nhà văn Nguyễn Quang Vinh… cũng lớn tiếng ‘KHÔNG ĐƯỢC BÊ TÔNG HÓA”! Theo ý các ông thì cứ phải TRANH TRE NỨA LÁ mới là HOANG SƠ, mới là thân thiện môi trường? Xin thưa các ông, các ông ngồi phòng lạnh cào bàn phím là giỏi. Các ông hãy đến Hà Giang, đến Mã Pí Lèng để trực tiếp xem xét xem ở đây có thể xây dựng công trình TRANH TRE NỨA LÁ được hay không? Và thực tế thì các công trình BÊ TÔNG HÓA đã và vẫn đang mọc lên ở đây, làm cho cuộc sống người dân Mèo Vạc đang từng bước “thay da đổi thịt”.

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Một bạn quê Hà Giang chắc còn trẻ viết trên facebook- “Nói vui mồm chứ muốn trả lại nguyên sơ cảnh vật thì đập luôn cái thuỷ điện Nho Quế đi cho hoang sơ, trả lại con sông nguyên bản luôn!”

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Một bạn khác bổ sung, nếu muốn “HOANG SƠ” có lẽ cũng nên phá bỏ cả tuyến đường HẠNH PHÚC để trở lại thời kỳ trước những năm 60 thế kỷ trước?

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Đèo Mã Pí Lèng, theo âm tiếng H’Mông là Mả Pí Lèng (còn đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng) là đèo trên quốc lộ 4C ở vùng đất xã Pải Lủng và Pả Vi huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài hơn 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Theo tiếng gọi của Bác Hồ kính yêu, con đường dài hơn 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Vụ Panaroma Mã Pí Lèng- Báo chí và quan chức đang hiếp đáp phụ nữ- chủ công trình!

Để hoàn thành tuyến đường, đã có 14 cô bác Thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại nơi đây!

Hoàng Minh Tâm

Nguồn: Google Tiên Lãng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây