Khi nhìn thẳng vào bức tranh kinh tế, Thủ tướng nói rằng Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng dựa vào tài nguyên hay lao động giá rẻ, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp thứ tư, chứa đựng những khả năng xoay chuyển tình thế bất ngờ.
Chính phủ kiến tạo đó là Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính. Câu hỏi đặt ra ở đây là Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính hay là thiết kế, xây dựng một Chính phủ có bốn nội dung: Kiến tạo – Hành động – Phục vụ – Liêm chính?
Rõ ràng là chúng ta chưa định hình được một khung lý thuyết sáng tỏ và mạch lạc về Chính phủ kiến tạo, nhưng điều đó không ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng Chính phủ kiến tạo hiện nay. Gần đây, trả lời chất vấn trực tiếp trên nghị trường tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV (chiều 18-11-2017), Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên nêu định nghĩa về “Chính phủ kiến tạo”.
Theo ông, Chính phủ kiến tạo phải là: 1. Một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế.
2. Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm. Nhà nước đầu tư vào những khu vực doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư.
3. Chính phủ kiến thiết một môi trường kinh doanh thuận lợi.
4. Nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương; phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử, tòa án điện tử.
Phát biểu trước lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế uy tín, các học giả cùng 2.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong nước, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Từ lúc Chính phủ mới được thành lập, chúng tôi đã đưa ra mục tiêu về Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đó là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
“Chính phủ kiến tạo ở đây trước hết là tạo ra khuôn khổ, thể chế, pháp luật tốt nhất để phát triển kinh tế thị trường. Kiến tạo cũng có nghĩa là tạo sự thuận lợi, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, được quyền tự do kinh doanh. Kiến tạo là phải theo kịp những biến đổi về kinh tế – xã hội của khu vực và thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Hơn 2 năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá việc xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo bằng nhiều nghị quyết, chính sách cụ thể. Trong đó, Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp; chú trọng khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng chính phủ kiến tạo trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường.
Điển hình có thể kể đến là sau cuộc “đại phẫu” cắt giảm gần 700 điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn, việc gia nhập thị trường nhanh, ít tốn kém hơn, hoạt động kinh doanh chi phí giảm đi. Niềm tin của doanh nghiệp và thị trường tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng kinh doanh, tạo ra lợi nhuận để đóng góp cho sự phát triển chung.
Trong thời gian sắp tới, việc đẩy mạnh và không ngừng cải cách về thể chế, cải cách chính sách và thủ tục hành chính, nghiên cứu thường xuyên và cập nhật mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và tiếp tục được thực hiện mạnh mẽ hơn.
Vì thế, để trả lời cho câu hỏi “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập hay chưa?” Thì trước tiên, chúng ta cần cố gắng không được rơi vào tình trạng bị động trong việc làm luật. Chúng ta không chấp nhận văn bản pháp luật ban hành có nội dung không vì lợi ích của toàn xã hội mà vì lợi ích riêng của một bộ, một ngành nào đó.
Trong đó, Bộ Tư pháp với tư cách là người “gác cổng văn bản pháp luật” phải làm tốt việc thẩm định, chống lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế. “Chúng ta không chấp nhận pháp luật được ban hành có nội dung không vì lợi ích của toàn xã hội mà vì lợi ích riêng của một bộ, ngành nào đó. Bộ Tư pháp phải rút kinh nghiệm và làm gương việc này. Không được cài cắm vào luật những nội dung không vì lợi ích chung mà vì lợi ích riêng của đơn vị, ngành hay một nhóm người nào đó” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói.
Với vai trò là người tiên phong thực hiện các thông điệp trên, Thủ tướng đã liên tục làm việc với các địa phương, các bộ ngành để thúc đẩy việc thực thi. Đây chính là hành động “truyền lửa” cải cách xuống bộ máy hành chính các cấp. Niềm tin xã hội, niềm tin thị trường được củng cố, xác lập, trước hết là do những việc làm cụ thể của người đứng đầu Chính phủ, tiếp đến là các cấp lãnh đạo ở địa phương.
Cho đến nay, những thông điệp đã rất rõ ràng, chương trình hành động cũng đã khá đầy đủ. Muốn thực hiện hiệu quả thì phải có những mô hình, “công nghệ” và “công cụ” cụ thể. Ví dụ, muốn cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, công khai hóa, minh bạch hóa, thì Chính phủ điện tử là một mô hình, một công nghệ.
Trong Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có rất nhiều công nghệ cải cách, như áp dụng chuẩn mực thế giới, đặt ra những mục tiêu có thể đo lường, định lượng được.
Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, hay vai trò của Văn phòng Chính phủ, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong việc điều phối, cùng các Bộ ngành xử lý các vấn đề vướng mắc, còn ý kiến khác nhau, xây dựng 50 nghị định về điều kiện kinh doanh hồi giữa năm ngoái cũng là một mô hình, một công nghệ làm việc… Chúng ta cần nhiều hơn những mô hình, công nghệ như vậy.
Năm 2016 đã đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam như là năm đầu tiên xác lập kỷ lục thành lập mới DN vượt ngưỡng 100.000 DN. Bằng việc hăng hái hơn trong việc thành lập DN, người dân đã bỏ phiếu cho Chính phủ. Niềm tin vào môi trường kinh doanh đang được khơi dậy. Đó là dấu ấn quan trọng nhất của Chính phủ mới trong những ngày tháng đầu tiên.
Như vậy có thể thấy Chính phủ kiến tạo đang tạo ra môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển như: xóa bỏ giấy phép còn,tạo điều kiện vay vốn,… Cách mạng 4.0 là phát triển các ngành công,nông nghiệp… trên nền tảng kỹ thuật số tự động hóa như: nông nghiệp sẽ tích tụ diện tích lớn bón phân, tưới tiêu tự động… Khởi nghiệp là tạo điều kiện tốt để hình thành các công ty, những ý tưởng kinh doanh sẽ được ủng hộ… Về xây dựng đô thị thông minh sẽ là đô thị xanh, sử dụng năng lượng sạch, phương tiện di chuyển tự động…
Chia sẻ ở WEF 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam từ nước nghèo, kém phát triển, vươn lên thành quốc gia thu nhập trung bình, có nền kinh tế thị trường, đang phát triển năng động và hội nhập sâu rộng.
Nhưng khi nhìn thẳng vào thực tế, Thủ tướng nói rằng Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng dựa vào tài nguyên hay lao động giá rẻ, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp thứ tư, chứa đựng những khả năng xoay chuyển tình thế bất ngờ.
Đất nước hơn 90 triệu dân đang được định hướng tập trung vào một số mục tiêu như đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng, năng suất lao động, phát triển các ngành có giá trị tăng cao, ứng dụng khoa học công nghệ.
Hồng Đinh
Nguồn: Cánh cò