Trang chủ Luận bàn - Phản biện Khi bệnh công thần lên ngôi!

Khi bệnh công thần lên ngôi!

230
0

Việc tướng Lê Mã Lương tấn công Đại tướng Ngô Xuân Lịch tại cuộc Tọa đàm khoa học với chủ đề “Vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế do Việt Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 6-10-2019, tại Khách sạn Công đoàn, số 14, Trần Bình Trọng, Hà Nội là chuyện rõ như ban ngày, không có gì bàn cãi. Và trong khi người ta chưa thể hiểu nổi tại sao ông tướng bảo tàng lại công khai tấn công Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đương nhiệm thì cái ý xỉa xói: “Lần đầu tiên trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam một Bộ trưởng không đọc được bản đồ, không cầm bản đồ đi thực hiện..” đang được nói và bàn đến khá nhiều.

Khi bệnh công thần lên ngôi!

Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc bảo tàng Quân đội (Nguồn: FB)

Để giải mã sự việc, blog Kênh Việt Nam đã cố gắng đi đến giải mã vấn đề để hi vọng có được một caí nhìn thực sự công tâm và đầy đủ hơn!

Qua theo dõi, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên tướng Lê Mã Lương lên tiếng tấn công tới Bộ Quốc phòng chỉ bởi ông cho rằng Bộ Quốc phòng hiện tại đang ít nhiều thể hiện sự bạc nhược trước những động thái của TQ trên Biển Đông. Và với một tiếng nói có phần lạc lõng như thế nên thật dễ hiểu những ý kiến của tướng Lương không được phản hồi chính thức. Chính điều này khiến cho ông tướng thích đăng đàn này tự ái và cho rằng mình không được tôn trọng…

Cho nên nhân cơ hội được đăng đàn tại Tọa đàm khoa học với chủ đề “Vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế do Việt Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ông đã công khai tấn công tướng Ngô Xuân Lịch mặc dù những điều ông nói ra hoàn toàn không liên quan gì tới chủ đề của hội thảo. Ngược lại việc đó chỉ là vấn đề thuần đời tư và mang tính bản vị nên nhiều người đã đồng ý cho rằng tướng Lê Mã Lương đang cố tình bôi xấu người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam…

Như phân tích của trang Mõ Làng: “Ông tướng bảo tàng này đã hết bài châm chọc, chọc ngoáy những chính sách Quân đội nên Biển Đông nên sinh thù ghét và cố tình bôi lem cho bõ tức. Tọa đàm khoa học với chủ đề “Vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế do Việt Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức vì thế không khác gì để nơi tướng Lương thể hiện sự trả thù có phần hèn hạ và bạc nhược của mình!”.

Có một chi tiết dù chưa được nói ra nhưng được nhiều người đề cập đến, đó là việc có ý kiến cho rằng tướng Lương hằn học với tướng Lịch xung quanh vấn đề Biển Đông chỉ là cái cớ. Cái quan trọng và cũng là cốt lõi bởi sự hằn học liên quan địa vị. So với tướng Lịch, tướng Lương nhiều hơn 4 tuổi, chênh lệch tuổi tác là không nhiều. Với những thương tật trên người và cả những năm tháng trên chiến trận, ông tướng Bảo tang quê Thanh Hoá tự cho mình xứng đáng nhận được nhiều hơn cương vị Giám đốc bảo tàng Quân đội trước khi nghỉ hưu. Và chính bởi suy nghĩ đó nên ông tỏ ra hằn học, tức tối khi thấy một ai đó “công trạng không bằng mình” nhưng tiến thân nhanh chóng, đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng trong Quân đội, bộ máy nhà nước… Tướng Lịch vì thế trở thành một cái gai mà tướng Lương định tấn công nhiều lần nhưng chưa có cơ hội…

Cơ hội đó xuất hiện khi ông tham dự cuộc hội thảo nói trên. Và với suy nghĩ sẽ không ai nghĩ tới trò ghen tức cá nhân nên ông tướng này tha hồ nói những điều vớ vẩn và không liên quan… Để rồi chính những điều đó khiến ông bị nhận diện…

Để kết thúc bài viết này, xin được lấy một đoạn trong bài “Đạo làm tướng” của Trung tướng NGUYỄN QUỐC THƯỚC – Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 4 để nói tới những vị tướng như tướng Lê Mã Lương: “Tướng lĩnh ngày xưa là những tướng lĩnh qua đánh giặc mà trưởng thành, nhưng mà cũng nhờ sự giáo dục của Đảng, sự rèn luyện của quân đội. Tập thể người ta đưa mình lên, không phải tự nhiên một mình cá nhân anh mà lên được như vậy. Quân không đánh giỏi thì làm sao anh có thể lên tướng được? Cho nên cái tướng của anh có công của nhiều cán bộ, nhiều chiến sĩ mà trước hết là những người đã hy sinh.

Tư tưởng chê bai thế hệ đi sau một cách vô lý tôi cho là thiển cận. Ngày hôm nay mà không tiến bộ hơn ngày hôm qua thì anh làm cách mạng làm gì? Anh làm được một ông tướng trong đánh giặc để mục đích sau này, thế hệ đi sau tiến bộ, gánh vác trách nhiệm mà lịch sử giao lại. Trước hết những người đi trước phải là những “bà đỡ”, điểm tựa cho những người đi sau tiến lên”.

TRƯỜNG GIANG

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây