“Nhân việc người dân đang lo lắng về tình hình nước sạch của Thủ đô, nhiều kẻ đã nhanh chóng “mượn gió bẻ măng” cóp nhặt hình ảnh từ thời điểm khác, thậm chí nước khác rồi đưa lên các diễn đàn nhằm gây hoang mang cho người dân. Như nick Thuỳ Trang Nguyễn (một kẻ chống cộng tích cực) đã lấy hình ảnh một đường ống ở tít Thái Lan rồi đăng lên mạng, đến khi bị cộng đồng vạch rõ thì lại lên mạng xin lỗi “vì quá vội vàng” , “không kiểm chứng thông tin”. Lúc này thì xin lỗi có tác dụng gì nữa.
Đúng là cuộc đời thật còn mạng thì ảo, còn liêm sỉ là thứ xa xỉ với nhiều người”.
Đó là đoạn tin vắn được viết ra từ Fbker Nguyễn Thị Lý về hành vi mượn gió bẻ măng của Fbker Thuy Trang Nguyen.
Theo dõi rất nhiều Fbker của làng rận, đặc biệt là Fbker Thuy Trang Nguyen sẽ không hề quá lạ lẫm tới thủ đoạn làm giả bằng chứng của rất nhiều sự việc với mục tiêu kích động dư luận và chống phá này!
Với những sự việc khi đưa lên mà không bị nhận diện thì chúng sẵn sàng mặt dày để cho nó tồn tại xem như đó là sự thật và bản chất của câu chuyện. Chúng chỉ công khai xin lỗi như trên khi đã bị vạch trần bản chất của mình!
Với chiêu thức dựng chuyện và khi gặp vấn đề xin lỗi là xong này, đám làng rận *(chủ yếu là những kẻ dấu mặt) đang cố tình làm cho những sự việc mà vốn dĩ đang trong tầm kiểm soát trở nên khác lạ và khó hiểu hơn. Cách thức làm trầm trọng hoá sự việc vì thế ít nhiều gây nên những bức xúc, những thái độ, dòng cảm xúc tiêu cực từ dư luận và trong nhiều trường hợp nó đã để lại những hậu quả lớn lao, khó lường và cả sự thị phi trong đó…
Ngoài câu chuyện được nói đến liên quan đến Fbker này thì mới đây nhân chuyện cố thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An qua đời do tai nạn, Fbker này cũng đã tung ra không ít những thứ chuyện mà hầu hết là dựng chuyện gây hoang mang; cố tình gán cho cái chết của ông thứ trưởng nằm trong 1 âm mưu thanh toán lẫn nhau nào đó tại Bộ Giáo dục trước thềm chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng cộng sản VN tới đây!
Cụ thể Fbker này đã tung tin: “ANH LÊ HẢI AN BỊ BẮT CÓC VÀO ĐÊM 16/10 ?
Thêm vài chi tiết không câu trả lời là vào đêm 16/10, tài xế đón ông An từ phi trường, đưa về nhà nhưng vợ ông cho biết là đêm 16/10 ông An chưa từng bước chân vào nhà – bà suy đoán là chồng bà có thể đã ngủ lại tại văn phòng Bộ GD&ĐT để chờ ngày mai họp.
Như vậy là vào đêm 16/10/2019 khi tài xế đón ông Lê Hải An từ phi trường Nội Bài và đưa thẳng về nhà nghỉ ngơi thì “mất tích” ngay trong đêm này.
Kịch bản là có nhóm người phục kích trước nhà ông An – chờ khi tài xế rời đi thì họ ra tay.
HAI CÁN BỘ CÙNG BỊ ÁM SÁT TRONG MỘT ĐÊM ?
Một chi tiết khác khá thú vị là cùng đêm 16/10/2019, một nhân vật khác cũng bị “mất tích” là ông Nguyễn Minh Khoa, phó phòng Công An PA03 tỉnh Sơn La (nguyên Phó trưởng Công an huyện Mai Sơn). Thiếu tá Công An Nguyễn Minh Khoa là nhân chứng quan trọng tố giác nhiều quan chức khác trong đường dây chạy điểm tại Sơn La.
Trở lại câu chuyện của Phó Bộ Trưởng GD&ĐT – theo nhận xét riêng của Thùy Trang thì ông bị một nhóm quân đội, công an phối hợp ám sát. Thế lực ám sát ông An liên quan tới đường dây chạy chức ở Sơn La, Hà Giang và Hòa Bình”.
Và “(*) Theo thông tin người đưa tin thì hiện giờ vợ của ông Lê Hải An rất hoang mang, lo sợ – bà muốn chôn chồng chứ không thiêu – tuy nhiên bà bị một thế lực lớn ép phải thiêu nhằm che giấu xét nghiệm độc lập như chuyện gia đình đề cập nhờ bác sĩ nước ngoài khám nghiệm… Đề nghị của gia đình bị công an bác bỏ.
Xác của ông Lê Hải An hiện đang được canh phòng cẩn mật tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng số 5 Trần Thánh Tông, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội – ngay cả người nhà cũng không được vào xem xác”.
Với cách thức đưa tin thật – giả lẫn lộn này Fbker này đã ít nhiều gây ra những điều thị phi, bằng chứng là có khá nhiều kẻ dẫn lại bài viết với những dòng viết thêm đầy tai hại và khó chịu. Chính những điều đó khiến cho bản chất sự việc bị khoả lấp, xoá mờ và làm cho những điều thị phi lên ngôi, ngự trị…
Và đây cũng là một phần của chiêu trò “Mượn gió bẻ măng” dùng tin giả lấn át tin thật và khiến cho dư luận bị phân tâm, giao động trước những điều mà cho đến nay chưa được kiểm chứng hoặc không có những cơ hội để kiếm chứng. Song sẽ không quá khó để nhận diện những chuyện thế này bởi đơn giản đó chỉ là những thông tin có tính võ đoán, thiếu kiểm chứng và quan trọng nhất là người đưa tin không dám trích dẫn nguồn!
Mạng xã hội đã đang trở thành công cụ của những điều giả dối được lên ngôi. Và sống, sử dụng mạng xã hội bây giờ ngoài những phông kiến thức cần thiết thì việc có những nguyên tắc trong xác đoán nguồn tin cũng trở nên hết sức cần thiết. Trong đó với những thông tin chưa rõ nguồn, chưa có chứng cứ đi kèm chúng ta nên tránh xa, tẩy chay thay vì dẫn lại để tạo nên những hiệu ứng có tính tiêu cực, không cần thiết!
Nguồn: Mõ làng