Ở thế giới tư bản, những trò hề nực cười vẫn diễn ra hàng ngày trái ngược với quy luật chung của xã hội loài người. Mới đây, một câu chuyện viễn tưởng nữa lại được một chính trị gia ở Nauy có tên là Melby đã đứng lên đề cử người dân Hồng Kông cho giải Nobel Hòa Bình năm 2020: “Tôi đã đề cử người dân Hồng Kông, những người mạo hiểm cuộc sống và an ninh của họ mỗi ngày để đứng lên đòi tự do ngôn luận và dân chủ cơ bản, cho Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2020”.
Lý giải cho hành động ngớ ngẩn này, bà Melby nói rằng đã đến thăm Hồng Kông và kinh hoàng trước những câu chuyện về sự tàn bạo của cảnh sát và ấn tượng bởi sự can đảm của những người biểu tình. Rất có thể chính bà Melby này đã cùng tham gia vào các cuộc biểu tình phá hoại ở Hồng Kông.
Không biết có thật là vị chính trị gia này nắm được thông tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông hay là chỉ ngồi một chỗ rồi nghe mấy vị dân chủ đểu như Joshua Wong thuyết trình nữa. Thảm họa mà Hồng Kông đang gánh chịu không hẳn từ phía chính quyền, chủ yếu là do cuộc cách mạng màu (ở Hồng Kông gọi là cách mạng ô dù) gây ra, những kẻ bệnh hoạn với danh nghĩa học sinh, sinh viên điên cuồng đập phá mọi thứ tại đặc khu Hồng Kông như cửa hàng, nhà ga tàu điện ngầm, sân bay…Bọn chúng không muốn một Hồng Kông phát triển mạnh mẽ như hiện nay mà muốn trở về điểm khởi đầu để các thế lực tư bản vào xâm chiếm.
Hồng Kông vốn là thuộc địa của Anh, một ông trùm tư bản thời kỳ đầu của các cuộc cách mạng công nghiệp. Việc các quốc gia tư bản vẫn nhăm nhe chiếm đóng lại mảnh đất giàu tiềm năng này vẫn chưa bao giờ chấm dứt. Mầm mống của các cuộc biểu tình đều do bàn tay tư bản tác động vào, chính vì vậy mà các thủ lĩnh của phong trào đường phố ở Hồng Kông như Joshua Wong, Nathan Law, Alex Chow đều được các quốc gia tư bản đón tiếp như những người hùng.
Về phía bà Melby thì khỏi phải bàn vì chính trị gia kiểu này đầy rẫy bên các quốc gia tư bản, bà này đã bị cấm tham gia quốc hội Na Uy vào tháng 5 sau khi mặc một chiếc áo phông có các ký tự Trung Quốc (自由) cho quyền tự do trong chuyến thăm đất nước của ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Li Zhanshu.
“người dân Hồng Kông” điên cuồng phá hoại tài sản
Những kẻ mà bà Melby đề cử giải Nobel Hòa Bình lại là những kẻ chống phá nhằm lật đổ chính quyền tại một quốc gia, việc biểu tình không phải hướng đến một tương lai tốt đẹp cho Hồng Kông như lời những kẻ cầm đầu từng tuyên bố. Hậu quả rõ rệt nhất mà bất cứ ai cũng cảm nhận được là một Hồng Kông đổ nát, trì trệ, đời sống người dân kèm phát triển, doanh nghiệp không còn đất sống bởi hành động đập phá của những kẻ mà bà Melby cho là “người dân Hồng Kông”.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam